Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Phương pháp pha màu in lụa

Khái niệm màu sắc và hình thức tạo màu trong in ấn

Khái niệm về màu sắc

Đã từ lâu, người ta biết rằng màu sắc không phải là tính chất tự có của vật chất. Màu sắc là yếu tố phụ thuộc vào ánh sáng. Ở đâu không có ánh sáng thì cũng không có màu. Trong bóng tối, vật thể nào cũng đều có màu đen.
Ánh sáng mặt trời là một chùm bức xạ sóng điện từ có bước sóng khác nhau. Khi cho ánh sáng trắng qua một lăng kính ta sẽ nhận được một dải đen. Hiện tượng này trong tự nhiên cũng dễ thấy khi ánh sáng mặt trời đi qua không khí có nhiều hơi nước và tạo thành cầu vồng.
Khi cho tia sáng trắng qua lăng kính sẽ nhận được một dải màu có màu đỏ, cam, vàng, lục lam, chàm tím. Đó là quang phổ của ánh sáng trắng. Lăng kính không khúc xạ các màu như nhau. Bức xạ nào có bước sóng ngắn thì sẽ bị lăng kính khúc xạ nhiều hơn. Ngược lại, nếu hứng tất cả các bức xạ này vào một thấu kính lõm thì ta sẽ nhận được ánh sáng trắng tại điểm hội tụ của thấu kính.
Khi chiếu ánh sáng lên một vật thể thì bề mặt vật thể sẽ hấp thụ một số bức xạ có bước sóng này và phản chiếu một số bức xạ có bước sóng kia. Nếu nó hấp thụ các bức xạ mỗi thứ một ít thì sẽ thấy vật thể ấy màu trắng. Nếu nó hấp thụ toàn bộ bức xạ thì sẽ thì sẽ thấy vật thể màu đen. Nếu hấp thụ ở mức trung bình thì vật thể có màu xám.
Như vậy, màu của vật thể là sự tổng hợp tất cả các bức xạ có bước sóng khác nhau mà bề mặt của nó phản chiếu.
Và tất nhiên, nếu hai nguồn chiếu sáng phát ra bức xạ khác nhau thì bề mặt vật thể cũng phản chiếu bức xạ khác nhau. Điều này giải thích vì sao khi soi tờ in dưới ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo thì hình ảnh trên tờ in không cùng một màu như nhau.
Muốn kiểm tra và tái tạo được màu sắc trên tờ in giống nhau như mẫu thì phải đặt chúng trong điều kiện ánh sáng như nhau, nghĩa là tờ in và mẫu đều được đặt dưới một nguồn sáng và cùng một cường độ.
Các hình thức tạo màu.
Các hình thức tạo màu được gọi theo thuật ngữ khoa học là các hình thức tổng hợp màu xanh. Có hai phương pháp tổng hợp màu là: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
Trong tổng hợp màu cộng, ta nhận được màu mới khi pha trộn các ánh sáng có màu. Chẳng hạn, khi chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông ta sẽ nhận được màu trắng. ở hình thức khác, ta cũng nhận được màu mới nhưng bằng cách pha trộn các vật thể có màu. Đây là phương pháp tổng hợp màu trừ. Chẳng hạn khi đặt một tấm kính đỏ lên một tấm kính màu lục sẽ nhận được màu xám. Kết quả cũng tương tự khi pha trộn mực hay khi in chồng màu.
Như vậy, hai phương pháp tổng hợp màu nói trên hoàn toàn khác nhau và không nên lẫn lộn. Theo chiều quy định trên vòng tròn màu, nếu pha hai màu cách xa nhau (màu bù) sẽ cho một màu tối, nếu pha hai màu gần nhau sẽ cho một màu sáng, trong.

Phương pháp pha màu in lụa

phuong-phap-pha-mau-lua-1Như đã biết, theo lý thuyết, khi pha hai màu bù với nhau sẽ cho màu đên theo tổng hợp trừ. Còn trên thực tế lại cho màu xám.

Pha màu là kỹ thuật đánh giá bằng mắt, nhưng để giúp đỡ những người mới vào nghề, ta có thể nêu mọt số quy tắc tổng quát như sau:
 1. Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 1800. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhở hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu nàu càng cách xa nhau (trên vòng màu). Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.àu lam đỏ nhạt và màu vàng đỏ nhạt nằm cách nhau 1600 trên vòng màu nên khi pha chung sẽ cho màu lục nâu. Trong khi đó, nếu pha hai màu lam lục và vàng lục chỉ cách nhau 800 thì ta sẽ có màu lục tươi trong. Hai màu đỏ lam và vàng lục sẽ cho màu cam nâu, trong khi đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu.
           Muốn có màu xám, ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen được dùng gia thê vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
2. Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha lạt mực đậm.
3. Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.

4. Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.
5. Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
6. Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng v.v… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.
Trên đây là một số khái niệm sơ khởi về màu sắc, phương thức tạo, pha các màu của mực in, nhằm mục đích tái hiện một cách chính sác màu sắc trong thực tế, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đã, đang và sẽ bước vào ngành đồ họa ấn loát.

Các bước phối màu trong in ấn

Phối màu là công đoạn quan trọng quyết định đến sự thành công của in ấn. Biết cách phối màu đẹp sẽ giúp bản in thật hơn, và thẩm mỹ hơn.

Trình tự phối màu:
• Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
• Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2
màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương.
Nghệ – Chàm. Vàng – Tím.
Vàng xanh – Đỏ tím…
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
• Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét