Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Phương pháp pha màu in lụa

Khái niệm màu sắc và hình thức tạo màu trong in ấn

Khái niệm về màu sắc

Đã từ lâu, người ta biết rằng màu sắc không phải là tính chất tự có của vật chất. Màu sắc là yếu tố phụ thuộc vào ánh sáng. Ở đâu không có ánh sáng thì cũng không có màu. Trong bóng tối, vật thể nào cũng đều có màu đen.
Ánh sáng mặt trời là một chùm bức xạ sóng điện từ có bước sóng khác nhau. Khi cho ánh sáng trắng qua một lăng kính ta sẽ nhận được một dải đen. Hiện tượng này trong tự nhiên cũng dễ thấy khi ánh sáng mặt trời đi qua không khí có nhiều hơi nước và tạo thành cầu vồng.
Khi cho tia sáng trắng qua lăng kính sẽ nhận được một dải màu có màu đỏ, cam, vàng, lục lam, chàm tím. Đó là quang phổ của ánh sáng trắng. Lăng kính không khúc xạ các màu như nhau. Bức xạ nào có bước sóng ngắn thì sẽ bị lăng kính khúc xạ nhiều hơn. Ngược lại, nếu hứng tất cả các bức xạ này vào một thấu kính lõm thì ta sẽ nhận được ánh sáng trắng tại điểm hội tụ của thấu kính.
Khi chiếu ánh sáng lên một vật thể thì bề mặt vật thể sẽ hấp thụ một số bức xạ có bước sóng này và phản chiếu một số bức xạ có bước sóng kia. Nếu nó hấp thụ các bức xạ mỗi thứ một ít thì sẽ thấy vật thể ấy màu trắng. Nếu nó hấp thụ toàn bộ bức xạ thì sẽ thì sẽ thấy vật thể màu đen. Nếu hấp thụ ở mức trung bình thì vật thể có màu xám.
Như vậy, màu của vật thể là sự tổng hợp tất cả các bức xạ có bước sóng khác nhau mà bề mặt của nó phản chiếu.
Và tất nhiên, nếu hai nguồn chiếu sáng phát ra bức xạ khác nhau thì bề mặt vật thể cũng phản chiếu bức xạ khác nhau. Điều này giải thích vì sao khi soi tờ in dưới ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo thì hình ảnh trên tờ in không cùng một màu như nhau.
Muốn kiểm tra và tái tạo được màu sắc trên tờ in giống nhau như mẫu thì phải đặt chúng trong điều kiện ánh sáng như nhau, nghĩa là tờ in và mẫu đều được đặt dưới một nguồn sáng và cùng một cường độ.
Các hình thức tạo màu.
Các hình thức tạo màu được gọi theo thuật ngữ khoa học là các hình thức tổng hợp màu xanh. Có hai phương pháp tổng hợp màu là: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
Trong tổng hợp màu cộng, ta nhận được màu mới khi pha trộn các ánh sáng có màu. Chẳng hạn, khi chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông ta sẽ nhận được màu trắng. ở hình thức khác, ta cũng nhận được màu mới nhưng bằng cách pha trộn các vật thể có màu. Đây là phương pháp tổng hợp màu trừ. Chẳng hạn khi đặt một tấm kính đỏ lên một tấm kính màu lục sẽ nhận được màu xám. Kết quả cũng tương tự khi pha trộn mực hay khi in chồng màu.
Như vậy, hai phương pháp tổng hợp màu nói trên hoàn toàn khác nhau và không nên lẫn lộn. Theo chiều quy định trên vòng tròn màu, nếu pha hai màu cách xa nhau (màu bù) sẽ cho một màu tối, nếu pha hai màu gần nhau sẽ cho một màu sáng, trong.

Phương pháp pha màu in lụa

phuong-phap-pha-mau-lua-1Như đã biết, theo lý thuyết, khi pha hai màu bù với nhau sẽ cho màu đên theo tổng hợp trừ. Còn trên thực tế lại cho màu xám.

Pha màu là kỹ thuật đánh giá bằng mắt, nhưng để giúp đỡ những người mới vào nghề, ta có thể nêu mọt số quy tắc tổng quát như sau:
 1. Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 1800. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhở hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu nàu càng cách xa nhau (trên vòng màu). Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.àu lam đỏ nhạt và màu vàng đỏ nhạt nằm cách nhau 1600 trên vòng màu nên khi pha chung sẽ cho màu lục nâu. Trong khi đó, nếu pha hai màu lam lục và vàng lục chỉ cách nhau 800 thì ta sẽ có màu lục tươi trong. Hai màu đỏ lam và vàng lục sẽ cho màu cam nâu, trong khi đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu.
           Muốn có màu xám, ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen được dùng gia thê vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
2. Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha lạt mực đậm.
3. Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.

4. Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.
5. Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
6. Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng v.v… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.
Trên đây là một số khái niệm sơ khởi về màu sắc, phương thức tạo, pha các màu của mực in, nhằm mục đích tái hiện một cách chính sác màu sắc trong thực tế, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đã, đang và sẽ bước vào ngành đồ họa ấn loát.

Các bước phối màu trong in ấn

Phối màu là công đoạn quan trọng quyết định đến sự thành công của in ấn. Biết cách phối màu đẹp sẽ giúp bản in thật hơn, và thẩm mỹ hơn.

Trình tự phối màu:
• Bước 1: Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
• Bước 2: Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
• Bước 3: Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2
màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản. Ví dụ:
Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
Màu Gạch cua – Xanh ve chai. Da cam – Xanh dương.
Nghệ – Chàm. Vàng – Tím.
Vàng xanh – Đỏ tím…
Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
Ví dụ: Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.
• Bước 4: Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

CHỌN LỤA/LƯỚI IN NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?

CHỌN LỤA/LƯỚI IN NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
- Thông số lụa. VD: lụa IST 49T/55 160cm có nghĩa là hãng lụa IST, 49 sợi lụa/cm, đường kính sợi lụa 55 micron, khổ 160 cm(bề rộng). Nếu có them chữ YE phía sau là lụa màu vàng.
- Sự khác nhau giữa lụa vàng và lụa trắng: so với lụa trắng lụa vàng ít phổ biến hơn, giá thành cao hơn, cho chất lượng chụp tốt hơn, độ bền cao hơn, thời gian chụp cao hơn, tránh bị khúc xạ ánh sang khi chụp, chỉ nên dùng máy chụp có đèn UV để chụp.
- Có nhiều tiêu chí chọn lụa, hôm nay tôi xin chía sẻ một số kinh nghiệm chọn lụa của bản thân. Để chọn lựa loại lụa in phù hợp cần căn cứ theo các tiêu chí sau:
+ Ngành sản xuất: ngành vải, nhựa điện tử, thủy tinh, quảng cáo, dày da…
+ Màu sắc lụa: lụa trắng, lụa vàng.
+ ChấChất lượng lụa/giá cả: chất lượng đi đôi với giá cả.
+ Xuất xứ: lụa Đài Loan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ý…
+ Đặc trưng họa tiết in.
Hiện có rất nhiều hãng lụa trôi nổi trên thị trường nên tôi chỉ chia sẽ kinh nghiệm những loại lụa đã từng sử dụng theo kinh nghiệm bản thân. Phân loại theo ngành nghề.
1. Theo ngành sản xuất.
- Ngành vải, dày da: thường thì ngành vải hay dùng loại lụa Istech (IST) xuất xứ Đài Loan, lụa màu trắng, chỉ số từ 32T-100T, một số yêu cầu đặc biệt mới dùng lụa chỉ số cao hơn 120T, 140T, 165T. phổ biến nhất ngành này là chỉ số 49T (1200), 61T (1500). Một số trường hợp đặc biệt
+ in nhũ, kim tuyến, hoặc họa tiết in yêu cầu độ dày thịt, độ cao thì sử dụng loại 32T, 24T.
+ in champ thì dùng lụa dày hơn: 77T-120T..
Các hiệu ứng hoặc yêu cầu đặc biệt hơn sẽ dùng loại lụa cụ thể hơn.
- Ngành nhựa:
Lụa thường dùng: lụa Unirich (Thụy Sĩ), lụa VS, lụa Saati (Ý), lụa Nikoku (Nhật Bản). Chỉ số lụa 100T-180T, phổ biến nhất là 100T, 120T, một số họa tiết yêu cầu độ mịn, họa tiết nhỏ sắc nét thì dùng 140T, 165T, 180T. Có thể dùng lụa trắng hoặc vàng tùy yêu cầu của họa tiết, lụa vàng sẽ chất lượng hơn, bền hơn nhưng giá thành cao hơn.
Thường nếu bạn in bình thường không có yêu cầu đặc biệt nên dùng lụa Unirich, Saati 120T màu trắng thì giá sẽ mềm hơn.
Ví dụ: in chai mỹ phẩm thường dùng lụa 120T, 140T; in thùng sơn dùng lụa 120T, in chữ nhỏ dùng 140T, in họa tiết lớn 100T; in trên Mika, két nước ngọt…. dùng lụa 100T-140T.
Lưu ý:
+ các chỉ số dày từ 140T trở lên nên căng xéo 45 độ tránh bị bít bảng.
+ các loại lụa trên đều có độ bền cao với hóa chất tẩy, độ mịn, sạch, độ đàn hồi tốt.
- Ngành in thiệp cưới, card, hóa đơn: nên dùng lụa trắng 180T, hãng Saati, VS.
- Ngành PCB (bo mạch điện tử): nên dùng lụa vàng Nikoku, unirich, Saati, VS. Chỉ số 165T, 180T.
- Ngành decal, nón bảo hiểm: dùng lụa trắng từ 100T, 120T, một số trường hợp đặc biệt dùng lụa dày hơn 165T, 180T cho họa tiết sắc nét và độ mịn cao. Hãng nên dùng Saati, IST.
P/S: Trên đây chỉ là kinh nghiệm tương đối, để có được loại lụa phù hợp và giá cả tốt nhất vui long liên hệ với chúng tôi để có thông tin chi tiết hơn. Like trang để cập nhật bìa viết mới nhất.


CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn


Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

MỰC ĐỔI MÀU

Mực đổi màu theo nhiệt 

· tạo ra các phản ứng khác biệt, nhanh khi gặp các tác nhân vật lý bình thường. Phương pháp nhận biết đơn giản và nhanh, ứng dụng cho các tài liệu có giá trị ví dụ như séc và vé tàu xe.
· 
Mực đổi nhiệt được định tính bởi khả năng đổi màu tại nhiệt độ nhất định. Các loại màu cơ bản mất màu khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng này. Mực trở lại màu cũ sau vài giây khi nhiệt độ xuống dưới ngưỡng chuyển nhiệt.

Bảo an và thiết kế
Mực có thể bao gồm hai mào khác nhau: một màu biến đổi theo nhiệt và một màu tiêu chuẩn. Khi mực in đạt đến một nhiệt độ nào đó, màu nhiệt sẽ mất đi, để lại màu chuẩn nhìn thấy. 

Thông tin kỹ thuật và in
· Có các loại mực đổi màu ở nhiệt độ 10, 25, 30, 35 và 45 độ C, tùy lựa chọn.
· Mực thay đổi màu theo nhiệt độ có chất sinh màu có khả năng cho điện tử, một chất nhận điện tử và một dung môi có khả năng thay đổi màu ngược lại về trạng thái cũ khi có thay đổi nhiệt độ bên ngoài, ví dụ từ nhiệt độ thường chuyển sang lạnh hoặc từ nhiệt độ thường lên nhiệt độ cao. Sự thay đổi màu có thể diễn ra từ màu này sang màu kia hoặc từ có màu sang không màu hoặc từ không màu sang có màu.
· Để có hiệu quả tối ưu, vùng in nên là các vùng mảng. Giải pháp tối ưu là in tem nhãn trên các sản phẩm cần được giữ ở nhiệt độ thấp ví dụ các sản phẩm dược phẩm.
· Không thể tái tạo hay phục chế bằng máy scan hay photocopy

Ứng dụng: 
· Séc ngân hàng
· Giấy khai sinh
· Bao bì dược phẩm
· Vé cho các sự kiện
· Tem nhãn bảo an
· Vé số
· Chứng khoán
· Vé tàu xe

Phương pháp in
Offset ướt/khô, Flexo, Lưới

Vật liệu in 
Offset khô/ướt: giấy, bìa không phủ
Flexo: PVC/giấy, Bìa 
In lưới: Giấy, bìa/PVC.


CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn

BỘT PHẢN QUANG DÙNG PHỔ RỘNG CHO CÁC NGÀNH

Khi các ánh sáng chiếu trên các bề mặt hạt, do vai trò của các hạt của khúc xạ cao hội tụ các hạt trân châu tập trung đặc biệt lớp phản xạ, một lớp phản chiếu của ánh sáng thông qua các hạt trân châu minh bạch một lần nữa phản ánh vùng lân cận của nguồn sáng, nó có thể nhìn thấy nguồn sáng tại ánh sáng phản xạ rất tươi sáng. Tính theo một công thức quang học phức tạp, hạt có chiết suất lớn hơn 1,9, để tạo thành một hiệu ứng phản chiếu một hồi quy. Phản quang sản xuất bột vải phản chiếu, phản xạ da, phim phản chiếu, lớp phủ phản chiếu, loại mới của các thành phần chức năng cốt lõi composite phát sáng, nó có những đặc điểm và kết quả hiệu ứng phản ánh mạnh mẽ hồi quy phản xạ.
Bột phản chiếu màu xám bạc phản xạ bột đặc biệt tốt cho đèn flash phản xạ Bột phản chiếu cho các hạt thủy tinh cao khúc xạ có thể được chia theo ND chiết suất ≥ 1,90 ND ≥ 1,93 ND ≥ 2,2 3, mực sơn, in, nhuộm, cao su, nhựa, dép da mua sắm yêu cầu của các ngành công nghiệp khác nhau, mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ, vv. Cũng có thể tăng hoặc giảm chỉ số khúc xạ, thông số kỹ thuật sản phẩm cung cấp khả năng mở rộng từ lưới100 mắt và sản phẩm lưới -500 mắt đặc thù. có thể được chia thành hai loại màu trắng và màu xám bạc
Bột phản quang có thể được thêm trực tiếp vào mực phản quang, in ấn màn hình ,in lên vải hoặc các mặt hàng khác, đặc biệt dễ sử dụng,. Thêm lượng bột theo số lượng sáng phản xạ .
Cách dùng bột phản quang : căn cứ vào lượng bột phản quang bao nhiêu , đầu tiên với một dung môi (cyclohexyl xeton) thành bột nhão, đội ngũ có thể Banlu bề mặt, sản xuất hiệu quả phản xạ. Độ dày khác nhau, từ kích thước hạt theo mục đích để có được một loạt các hiệu ứng phản chiếu. (Kích thước hạt từ phản xạ tốt hơn)
Sau đó thêm vào dán in ấn trong suốt, sử dụng điều chỉnh thống nhất. In ấn, độ dày của lớp in mỏng, từ 30 micron đến 50 micron là thích hợp, để đảm bảo rằng Banlu bột phản xạ trên bề mặt, dẫn đến một hiệu ứng phản chiếu. Độ dày khác nhau, từ kích thước hạt theo mục đích để có được một loạt các hiệu ứng phản chiếu. (Kích thước hạt từ phản xạ tốt hơn)
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn

CÁCH IN VẢI TỐI MÀU, VẢI SẪM MÀU

Tại sao nên chọn áo thun đồng phục bằng vải màu sáng hơn là màu tối và sẫm màu?
In vải màu tối và vải sẫm màu thì in thế nào, khó khăn là gì?
Những câu hỏi trên rất phổ biến trong ngành in vải và thường là thách thức các nhà in.
IN VẢI TỐI MÀU, VẢI SẪM MÀU Có một số vướng mắc khi in như sau:
1. Vải màu sẫm in vất vả hơn vải sáng màu sáng.
Vải màu sáng như màu trắng khi cần in xanh đỏ tím vàng thì người ta chỉ cần pha màu rồi in lên và màu in ra sẽ như là màu mình cần. Còn vải màu tối nếu chỉ pha màu vào mực rồi in vào vải thì màu sẽ bị màu tối của nền vải át đi và hình in không lên được. Vì vậy khi in vải tối màu người ta cần phải làm một trong ba cách sau:
a. In mực màu trắng lên vải làm nền trước khi in màu
Mực màu trắng là loại mực được điều chế có thành phần chính là bột titan và có tác dụng phủ lên bề mặt vải để hình in có màu trắng. Trong ngành in vải ngày nay người ta thường dùng mực điều chế từ gốc nước (water-based) và loại mực màu trắng phổ biến người ta hay dùng được gọi là “Trắng Dẻo” hay gọi tắt là “Mực Dẻo”. Trong tiếng anh người ta hay gọi các loại mực này là Rubber white do nó có đặc tính mềm mại giống cao su.
Khi in màu lên nền vải sẫm màu người ta phủ loại mực dẻo lên trên sau đó mới in các màu khác lên. Làm như vậy thì các màu mực khác không bị màu sẫm át đi và giảm độ nhiễm màu sẫm lên các màu khác.
b. Pha các màu mực vào mực có màu trắng
Nếu in bằng dòng mực nước thông dụng ngày nay, thành phần mực pha sẵn có hai loại là mực dẻo nói trên và mực bóng (còn gọi là trong bóng – Rubber Clear). Mực bóng là mực pha chế có màu trong và đặc tính bóng. Khi muốn in nhiều màu sắc người ta sẽ pha các chất màu gốc (pigment) nhiều màu vào mực dẻo hay mực bóng rồi in.
Trong công thức pha màu in vải nếu muốn có màu tươi người ta pha màu với mực bóng. Còn khi pha với mực dẻo thì mực sẽ có màu đục. Ví dụ: khi pha màu đỏ với mực bóng thì được màu đỏ tươi nhưng nếu pha màu đỏ với mực dẻo thì sẽ ra màu đỏ gạch màu đỏ bị pha trộn với bột titan trắng sẽ có màu hơi đục.
Khi pha màu với mực dẻo thì thành phần bột titan trong mực dẻo sẽ hỗ trợ độ phủ không lộ nền tối màu của vải nên sau khi in mực sẽ nổi trên nền tối.
c. In tẩy màu vải (in discharge)
Vải màu sẫm khi dùng mực in tẩy (discharge) thì mực tẩy sẽ tẩy màu sẫm của vải đi và chỗ vải in chỉ còn màu in của hình in mới. Ví dụ hình dưới đây là ví dụ rõ nhất:
in nền sẫm tẩy màu vải
tẩy màu vải in nền sẫm
Trước khi in màu vải là đen. Nhưng khi in mực discharge thì các vị trí hình in sẽ bị tẩy màu đen đi, thay vào đó là màu vàng pha vào với mực discharge.
Việc in discharge này cần in bằng mực hai thành phần là bột và mực. Bột có mùi rất khai và việc in discharge thường công phu hơn in bình thường.
Như vậy việc in màu sẫm phải qua các công đoạn trên nên thường giá cả sẽ cao hơn in nền sáng.
2. IN VẢI MÀU TỐI DỄ BỊ NHIỄM MÀU, LOANG MÀU, Ố MÀU
Nhiễm màu, loang màu hay ố màu, đổi màu là hiện tượng rất hay gặp khi in sẫm màu. Đây là hiện tượng các màu nhuộm sẫm màu sau khi in một vài ngày hoặc vài tuần thẩm thấu lên lớp mực in làm tối hoặc loang lổ hình in. Bạn cứ tưởng tượng mặt một cô gái màu trắng in trên vải nền đen, lúc in thì mực trắng đẹp làm nước da cô gái trắng trẻo nhưng sau 3 ngày thì màu đen nhiễm dần lên màu trắng và mặt cô gái như bị nhem nhuốc nhìn giống như mặt bị dính bụi bẩn vậy. Đó là hiện tượng nhiễm màu vải.
Hiện tượng nhiễm màu vải này thường chỉ xảy ra với các loại mực màu đậm và gốc màu nhuộm quá đậm đặc, cũng có trường hợp gốc màu không đậm nhưng màu nhuộm cấu tạo bởi các màu dễ phai. Màu đỏ, màu xanh thẫm và màu tím là các màu hay nhiễm lên hình in nhất.
Việc nhiễm màu vải thường phải được xử lý bằng cách in các loại mực chống nhiễm làm nền màu trắng hay màu xám rồi mới in hình in lên trên.
Một giải pháp khác để xử lý chống nhiễm là người ta dùng decal ép lên áo hoặc in các loại mực có gốc khác nhau chồng lên nhau để hạn chế việc khuếch tán màu nhuộm lên màu in.
Nhiều loại vải nhiễm màu nặng đến nỗi người ta không thể dùng bất kỳ loại chống nhiễm nào xử lý được dẫn đến hư hàng gây rủi ro cho người in.
Các rủi ro của việc nhiễm màu vải này cũng là một thách đố trong ngành in vải và cũng là nguyên nhân phát sinh chi phí khi in vải nền sẫm.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

CÁCH TẨY BÓNG MA (DÙNG VỚI "KEO TẨY BÓNG MA")

Bóng ma là bóng mờ là hình in cũ do quá trình in dính lại trên lụa và sau khi tẩy keo rồi thì bóng ma vẫn còn dính lại trên hình. Thông thường người ta vẫn có thể bỏ qua các bóng ma và lên keo mới. Tuy nhiên bóng ma có thể làm các hình in mới bị đậm lợt khác nhau, bít bản... vì vậy muốn tẩy bóng ma ta làm như sau:


Bước 1: Thoa kem tẩy bóng ma lên bề mặt lụa
Kem tẩy bóng ma là loại hóa chất chuyên dụng dạng bột nhão có tác dụng với các cặn mực khô làm xóa tan cặn mực còn lại trên lụa. Kem tẩy này tác dụng tốt hơn khi pha với dung môi in mực. Vậy nên bạn nên pha với dung môi trước khi tẩy bóng ma hay thoa hai hóa chất này cùng một lúc.

Bước 2: Chờ đợi 15 phút
Để kem tẩy bóng ma có tác dụng với mực, bạn cần để khung trong khoảng 15 phút rồi hãy xịt bản. Trong thời gian này các bạn nên tận dụng để tẩy hàng loạt khung khác đển khi quay lại khung đầu tiên để xịt thì cũng đủ 15 phút để cho kem làm việc. Ai tẩy 1 khung có thể đi làm việc khác rồi quay lại sau vì kem này rất dễ sử dụng.

Bước 3: Xịt bản
Bạn nên dùng vòi nước áp lực để xịt bản. Nên dùng loại máy xịt có khả năng điều áp và có súng phun nước có thể điều chỉnh tia nước. 

Bước 4: Lau khô hoặc bỏ vào máy sấy là hoàn thành.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam

                  Skype:   vattuinvn