Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Công nghệ in 3D mới sử dụng tia UV để tạo hình từ chất lỏng


Công nghệ mới này được gọi là Tạo hình liên tục từ chất lỏng (CLIP), với tốc độ tạo hình nhanh hơn gấp 50-100 lần so với các máy in 3D hiện nay.

Công nghệ in 3D đã rất phát triển trong thời gian vừa qua, rất nhiều ứng dụng mới được thử nghiệm với công nghệ in 3D giúp thiết kế và chế tạo các đồ vật một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa dừng lại ở đó, mới đây một công nghệ mới được nghiên cứu bởi công ty Carbon3D đã được công bố, cho thấy một bước nhảy vọt trong công nghệ in 3D.
Công nghệ mới này được gọi là Tạo hình liên tục từ chất lỏng (CLIP), với tốc độ tạo hình nhanh hơn gấp 50-100 lần so với các máy in 3D hiện nay. Hệ thống CLIP này sử dụng các tia UV để khiến chất lỏng được “nuôi” lớn từ bể chứa và tạo thành những hình dạng mong muốn.

Yếu tố quan trọng nhất của công nghệ này là sự cân bằng trong việc kết hợp ánh sáng và oxy cùng với loại chất lỏng đặc biệt làm nguyên liệu. Các tia UV có tác dụng tạo hình cho chất nhựa lỏng này, trong khi đó oxy có nhiệm vụ làm đông cứng chất lỏng và giúp nó giữ được hình dạng.
Với công nghệ này, nhà thiết kế sẽ có thể loại bỏ các quá trình cơ khí của một chiếc máy in 3D thông thường, khi mà đầu phun phải di chuyển đến vị trí chính xác để tạo hình. Thay vào đó, các tia UV được sử dụng để tạo hình mà nhờ đó có thể khiến quá trình này diễn ra liên tục không gián đoạn. Đúng như tên gọi của nó là Tạo hình liên tục từ chất lỏng.

Hiện tại công nghệ này vẫn chưa được đưa vào thương mại, tuy nhiên Carbon3D đã tiến hành nhiều thử nghiệm thành công và đang cố gắng hoàn thiện nó. Công ty cũng thu hút được nguồn vốn đầu tư lên tới 40 triệu USD cho công nghệ mới này. Hứa hẹn sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp chế tạo, đã và đang được thúc đẩy nhờ có công nghệ in 3D

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Những yếu tố ảnh hưởng đến mực UV

1. Nhiệt độ và độ ẩm phòng in
 
Để đạt được kết quả in tốt, nhiệt độ phòng in nên giữ ổn định trong khoảng 18oC- 25oC. Một số loại mực UV hấp thu hơi ẩm khi nhiệt độ ẩm môi trường in cao, làm cho mực in mất đi đặc chính chảy dẻo của mực mà chuyển sang trạng thái gel. Do đó, chúng ta nên sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm khi môi trường in có độ ẩm cao và không ổn định.
 
2. Khung lụa
 
Mực UV không khô nếu không được sấy bởi ánh sáng tia UV. Do đó, có thể dưng dụng lụa có tần số lớn hơn 120l/cm (có thể lên đến 200l/cm) để in. Độ dày lớp keo cảm quang nên mỏng hơn 10 micron.Với những điều kiện vừa nêu, độ dày của lớp mực in sau khi in và được sấy khô dày khoảng 10-12 micron, độ phủ mực khoảng 70- 90m2/kg. Khi in các loại varmish, có thể sử dụng lụa thưa hơn. Việc lựa chọn có tần số như thế nào tùy thuộc vào sản phẩm in.
 
3. Dao gạt mực
 
Sử dụng dao gạt mực KEP , độ cứng khoảng 65- 80A, cạnh dao gạt mực phải sắc nét hoặc mài lại cạnh dao gạt mực. Khi in trong thời gian dài nên luân phiên thay đổi dao gạt mực.
 
4. Rửa khung lụa
 
Nên tránh sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời trong quá trình in hoặc rửa khung lụa.Đèn huỳnh quang không có tác động lớn đến mực nếu chúng được đặt cách xa khung lụa in.Rửa khung lụa bằng nước rửa chuyên dụng " Nước rửa lô UV
Lưu ý: 
  • Luôn khuấy đều mực trước khi sử dụng.
  • Mực UV còn lại trên khung lụa sau khi in xong nên để vào một hộp riêng, không nên để chung với hộp mực ban đầu.

KHUYẾN CÁO NGƯỜI DÙNG KHI LỰA CHỌN SẢN PHẨM NÊN CHỌN SẢN PHẨM KHÔNG ĐỘC HẠI ĐỘ AN TOÀN CAO , CÓ KHUYẾN CÁO CỦA NHÀ SẢN XUẤT. DÙNG NHIỀU SẢN PHẨM ĐỘC HẠI SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SỨC KHỎE CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI XUNG QUANH KHI DÙNG SẢN PHẨM.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Số 310 Minh Khai,P.Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636            Fax:    043.6368588        Hotline: 0984800118
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam
                  Skype:   vattuinvn

MÁY MÓC IN TRÊN VẬT DÀI

Máy in lụa vật dài 


Máy in vật dài in chuyển nhiệt

Công Ty TNHH Công Nghệ In Đặc Chủng Thần Châu Việt Nam. đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp in ấn trong và ngoài nước.
Chuyên xuất nhập khẩu thiết bị in đặc chủng công nghệ in lưới , cung cấp vật tư in lưới, mực UV, công nghệ in vải không dệt...thiết kế phương án xây dựng nhà máy, xưởng in...
Với nhiều chủng loại mực chất lượng từ trung đến cao cấp có chứng nhận chất lượng Quốc Tế của SGS , SGIA ...đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp các dòng mực phù hợp với nhu cầu thị trường in ấn nội địa chất lượng tốt giá cạnh tranh.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 
ĐT:0984800118;    vattuinvietnam@gmail.com


Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Cách tẩy rửa khung bản, lụa in sau khi in xong


1)Đối với lứa chưa qua sử dụng:
Trước khi chụp bản, phải tẩy rửa sạch sẽ bản (lưới) lụa. Đây là công việc không thể thiếu, vì những nguyên nhân sau:
– Trước khi chế tạo và căng lưới, bản lưới đã dính một số hóa chất có dầu mỡ hay các chất bám bẩn khác (như bụi, mồ hôi …).
– Khi vận chuyển hay xếp kho, có rất nhiều nhân tố bám bẩn lên nguyên liệu làm lưới.
Nếu không tẩy rửa sạch lưới, việc phơi lên lưới sẽ kém hiệu quả. Phương pháp tẩy rửa cũng không kém phần quan trọng và phụ thuộc vào loại vật liệu làm lưới in.
4-dieu-can-chu-y-khi-chon-khung-in-lua-1
a) Cách làm nhanh nhất và tốt nhất
Nếu bạn muốn nhanh gọn đúng tiêu chuẩn quốc tế thì nên tới những đơn vị cung cấp vật tư in lụa mua các dung dịch chuyên dụng như " Kem mài lưới (lụa) " về dùng đơn giản như sau:
– Làm ướt lụa bằng nước
– Bôi dung dịch " Kem mài lưới (lụa) "
– Rửa sạch bằng nước
– Làm khô bản lụa là xong
Cách này nhanh gọn và tốt cho lụa vì không phải ngâm thuốc tím hay rửa nước nóng hay oxi già hay nước javen nhưng một số người cho là giá cao và độc hại, một số người không biết chỗ mua hoặc một số người khác thích làm theo thói quen theo truyền thống. Riêng dùng với "KEM MÀI LƯỚI" được sản xuất trên dây truyền an toàn về chất lượng cho người dùng.
2) Rửa bản, lau bản trong quá trình sử dụng giữa các ca hoặc thay màu hoặc tẩy
Để lau bản giữa các ca đối với mực dầu người ta thường dùng chính dung môi pha mực như: Dung môi chậm khô 783, Dung môi nhanh khô 718 , Dung môi trung khô 719 , Nước rủa lưới chuyên dụng  và để tiết kiệm nhiều người còn dùng dầu hỏa. Tuy nhiên bạn nên lưu ý các vấn đề sau khi rửa bản:
– Độ độc hại: Nói chung phần lớn thuộc gốc benzen nên đều độc hại nhưng lưu ý cái nào mùi càng mạnh càng hại. Dầu ông già thì độc hại hơn cả. Silen và các hóa chất mùi nhẹ như Fujisol, 1604 thì đỡ độc hại. Độ độc hại này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của anh em thợ in mà còn liên quan đến tiêu chuẩn các nước xuất khẩu.
– Gốc tẩy: đối với mực gốc dầu thì tẩy bằng dung môi gốc dầu, đối với mực gốc nước còn được gọi là water based ink hay ruber ink thì rửa bằng nước. Thường thì ít nhầm lẫn gốc vì nước không thể rửa bản mực dầu. Tuy nhiên trong quá trình in bản nước do có 1 số tạp chất làm bít bản thì nhiều người có thói quen dùng dung môi để rửa. Điều này không có gì sai nhưng nên chú ý dễ bị bể bản nếu loại keo không phù hợp với lau tẩy bằng dung môi.
– Khi tẩy rửa nên đi bao tay, thấm dung môi vào tấm lau lau nhẹ hai bên và chú ý không để bể bản.
3) Đối với lưới đã qua sử dụng:
Sau khi in xong, lưới in bám rất nhiều hóa chất, mực in. Do đó, trước khi in một mẫu in mới, cần phải tẩy kỹ lưới in. Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để rửa sạch lưới in:
a) Phương pháp tốt nhất
Sử dụng bột tẩy chuyên dụng cho tẩy bản. Bột tẩy này có 3 thể: bột (như đường), bột nhão, và nước.
– Dạng bột " BỘT TẨY MÀNG": pha với nước tỷ lệ tùy theo nhà sản xuất hướng dẫn. VD: Stencil remover, ISPAS remover pha tỷ lệ 1:60 đến 1:90 tức là 1 kg pha được 60 đến 90 lit nước. Ngâm khung lụa vào dung dịch này trong vòng 15 phút rồi tẩy, dùng xung phun cao áp hỗ trợ rửa khung.
– Dạng bột nhão: Rửa qua khung lụa bằng nước, bôi bột lên 2 bề mặt keo chụp bản, xịt rửa bản sau 5 phut.
– Dạng nước: bôi lên bề mặt lưới lụa, để 10 phút rồi xịt rửa bản.
Các phương pháp này dùng bột chuyên dụng nên tiết kiệm thời gian và có ưu điểm là khung lụa ít bị bào mòn, ít bị ngâm nên cả lụa và khung sẽ bền hơn. Ngoài cách tiên tiến này hiện người ta còn tẩy khung lụa theo các cách khác như sau:
b) Dùng thuốc tím:
– Giặt và xả lưới lụa in bằng xà bông.
– Sau đó, dùng bông hay chổi quét, phết đều dung dịch thuốc tím (KMnO4) loãng trên hai mặt lưới lụa, cho đến khi lưới lụa chuyển sang màu nâu mới thôi. Tiếp đó, quét dung dịch axit oxalic loãng trên mặt lưới lụa.
– Sau cùng, giặt lại lưới lụa bằng nước.
Khi giặt rửa lưới lụa in, cần chú ý đến các mép lưới lụa sát với khung, vì đây là những chỗ bị bám bẩn khó rửa sạch nhất. Đồng thới, nếu để hóa chất bám bẩn lâu ngày ở những nơi này, lưới sẽ mau bị rách.
Khi xảy ra phản ứng giữa thuốc tím và axít oxalic, sẽ có hiện tượng bốc khói mạnh. Do đó, cần phải cẩn thận để tránh bị nhiễm độc hơi hóa chất.
Nếu sau vài lần xử lý bằng thuốc tím và axit oxalic, khuôn lưới vẫn chưa sạch thì có thể dùng dung dịch NaOH loãng để gọt những chỗ còn bám bẩn. Nhưng với lưới in bằng lụa, tốt nhất là nên tránh dùng phương pháp này, vì NaOH làm giảm tuổi thọ của lưới in.\
c)Dùng nước oxi già (H2O2)
Dùng bông hay chổi, quét đều dung dịch H2O2 (nồng độ 10%, pH=9) lên hai mặt lưới.
Lấy vải bọc kín khuôn lưới lại trong khoảng 15 phút. Dùng khăn mềm và nhám rửa khuôn lưới trong nước nóng cho sạch hết H2O2.
Như vậy có nhiều cách để tẩy rửa, có nhiều cách ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nên bạn cần phải lựa chọn cách tốt nhất cho mình.
4) Tẩy bóng ma, áng hình
Bóng ma hay áng hình là các hình còn mờ mờ trên bản sau khi đã tẩy keo chụp bản. Để tẩy được loại hình này bạn nên dùng chất tẩy chuyên dụng. Hiện trên thị trường có các loại chất tẩy" TẨY BÓNG QUỶ"- Gosh remover, Ulano 8 và ISP 88 thực hiện nhiệm vụ này.
Cách làm như sau:
– Pha chất tẩy bóng ma với các dung môi rửa bản như 783, Fujisol, ColorLab 1604
– Sau khi tẩy keo chụp bản thì bôi dung dịch trên lên lụa
– Để 15 phút rồi xịt bản
– Rửa sạch với nước
– Làm khô bản là xong.
KHUYẾN CÁO NGƯỜI DÙNG KHI LỰA CHỌN SẢN PHẨM NÊN CHỌN SẢN PHẨM KHÔNG ĐỘC HẠI ĐỘ AN TOÀN CAO , CÓ KHUYẾN CÁO CỦA NHÀ SẢN XUẤT. DÙNG NHIỀU SẢN PHẨM ĐỘC HẠI SẼ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SỨC KHỎE CỦA MÌNH VÀ NGƯỜI XUNG QUANH KHI DÙNG SẢN PHẨM.

MÁY IN LỤA TỰ ĐỘNG ĐA CHỨC NĂNG

Máy in lụa tự động đa chức năng



Hình ảnh lắp đặt tại xưởng in 




Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Kỹ thuật in nổi, in cao bản, cao thành


Kỹ thuật in cao bản

Tư vấn kỹ thuật in nổi, in cao bản, in cao thành trong in lụa. Công thức pha mực in lụa dùng trong in nổi, chuyên cung cấp các loại mực in nổi, gel silicone in nổi ứng dụng in trên các sản phẩm vải, quần áo, găng tay, tất.
Kỹ thuật in nổi in cao bản trong in lụa
 
Trong các loại mặt hàng in, dệt vải chúng ta thường gặp dạng in các vân hoa hoặc chữ nổi, in chống trượt trên tất, vớ, găng tay để tạo masat. Chúng được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a. Với in nổi tạo hình:
Mẫu hình được in nổi trên sản phẩm nhờ tác dụng của bọt xốp của mực trong quá trình sấy hoặc hấp. Để thực hiện công nghệ này có thể dùng các thành phần mực giống như pigment hoặc mực patisol ,silicon in lụa. Điểm khác biệt chủ yếu của các công thức pha mực in lụa là phải dùng chất gây nở để tạo hình nổi. Chất tạo hình nổi có thể là cao su thiên nhiên hoặc nhựa cao phân tử tổng hợp có khả năng chuyển thành xốp khi hấp.
Công thức in lụa số 56 ( dùng cho mực in nổi - in cao bản, mực in cao thành )
- Thành phần mực in:
Pigment ( các mầu ) 30g
Hồ lutexal HSD hồ 830g
Dibutyl ftalat ( chất làm mềm ) 10g
Lupritol 4053 ( chất tạo nổi ) 30g
Ryudye binder ( tạo màng ) 100g
Tổng cộng 1000g
- Cách pha chế mực in nổi ( dùng trong in lụa )
Pigment được trộn đều với hồ và chất làm mềm. Sau đó đưa binder và chất tạo nổi vào hỗn hợp khuấy đều cho đến khi đạt được nồng độ đồng nhất cao.
- Quy trình xử lý sau khi in:
Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130 đến 150 độ C bằng hơi nước bão hòa, hoặc gia nhiệt bằng không khí nóng ở nhiệt độ này. Binder sẽ chueyenr thành màng xốp có hình nổi trên mặt sản phẩm.
Để biết thêm kỹ thuật in cao bản, kỹ thuật in nổi trong in lụa
b. Tạo vân nổi
Phương pháp này thường được áp dụng cho vải may mặc và in hoa văn trang trí. Nguyên tắc thực hiện như sau: đầu tiên vải xenlulo hoặc vải pha được ngâm tẩm bằng dung dịch nhũ tương, nhựa cao phân tử bán đa tụ, cán thật đều và sấy khô. Sau đó vải được cán ép giữa 2 cặp trục nóng 140 - 150 độ C. Một trong hai trục này có khắc chìm mẫu hoa văn với độ sâu 0.3mm còn trục kia khắc nổi mẫu hoa văn với độ dầy tương ứng. Khi đã qua khe ép dưới tác dụng của áp lực và nhiệt độ nhựa bán đa tụ sẽ chuyển thành màng và định hình tạo nên những vân nổi theo những chu kỳ nhất định trên mặt vải. Hiện nay, người ta thường dùng nhựa dẫn xuất từ axit Acrylic.
Chi tiết kỹ thuật in nổi quý khách vui lòng xem tại vattuin.com.vn hoặc liên hệ  0984800118 để được tư vấn cụ thể.

Cách giải quyết các vấn đề in lụa phát sinh trong thực tế

Cách giải quyết các vấn đề in lụa phát sinh trong thực tế
Với nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trung tâm tư vấn và chuyển giao kỹ thuật in Nam Ninh - Thiên Ba - Qua quá trình thực hành của học viên cũng như phản ánh của khách hàng in lụa, có nhiều tình huống xảy ra trên thực tế mới khác hẳn những tình huống được xây dựng trên lý thuyết.
Giải quyết các vấn đề in lụa phát sinh trong thực tế
( Tài liệu ebook tư vấn in lụa từ vattuin.com.vn )
Dưới đây là những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình in lụa và cách giải quyết.

BỤI
Bụi bẩn sẽ làm hỏng bản in theo nhiều cách khác nhau, bụi bám trên lưới trong quá trình lên keo sẽ gây ra các vệt sọc. Bụi bám trên phim dương bản trong quá trình chụp bản hoặc bụi bám trên khuôn in trong quá trình phơi bản gây ra lỗ kim châm. Bụi trong quá trình in gây ra lỗ kim châm hoặc vết sước.
Để hạn chế được lỗi kỹ thuật này trong in lụa, cần tạo một môi trường in ấn sạch sẽ, càng ít bụi càng tốt, kín và được lau dọn thường xuyên. Thợ in lụa chất lượng cao cũng cần được làm việc trong những xưởng in sạch sẽ, nhà xưởng sạch sẽ giúp cho việc in ấn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn không đủ điều kiện để trang bị một phòng in lụa sạch sẽ tiêu chuẩn cho mình thì có thể khắc phục theo các bước sau:
1. Lắp một bộ lọc đơn giản ở vòi nước chuyên dùng xử lý lưới và khuôn in lụa - Cần thay rửa bộ lọc thường xuyên, bộ lọc nước không đáng giá bao nhiêu tiền nhưng lại đem lại hiệu quả lớn trong việc bảo vệ lưới và khuôn in khỏi bụi. Bạn sẽ tránh được những phiền toái không đáng có.
2. Làm sạch sàn nhà, phòng làm việc bằng giẻ lau, Dùng giẻ ướt hoặc máy hút bụi chân không có trang bị bộ lọc HEPA, giữ sàn nhà luôn khô ráo.
3. Đóng kín các cửa và giải thảm trước cửa đi để hạn chế bụi bẩn xâm nhập vào phòng ( nhà xưởng in lụa ). Cần hạn chế số lượng người ra vào khu vực in. Nếu cần lấy gió từ ngoài vào thì lưu ý nguồn không khí bên ngoài phải sạch, nếu không việc đóng kín các cửa sẽ trở nên vô ích.
4. Xử dụng giẻ lau chùi không dây ra các sơ vải, tốt nhất nên dùng loại khăn mới, thay giẻ lau thường xuyên khi có dấu hiệu cũ, nát, kém chất lượng. ( Điều này làm tránh các hạt vạt mắc, rớt lại sau quá trình in )
5. Tránh cho các loại bao bì có giấy sợi vải đặt biệt trong thùng vận chuyển, giấy và các thẻ loại cần tránh xa khu vực in vì đây là những vật tiềm ẩn nguy cơ bám bụi lý tưởng.
6. Bật máy phun sương giúp loại trừ tĩnh điện nhưng cũng cần lưu ý không để mặt sàn bị ướt, dễ trơn trượt.
7. Mặc áo quần bảo hộ dùng cho phòng sạch.
8. Bật điều hòa không khí nếu có thể.
9. Dùng súng ion để làm sạch lưới.
Trên đây là một số tư vấn hạn chế bụi trong quá trình in lụa giúp cho quá trình in ấn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Để biết thêm thông tin kỹ thuật in lụa, những sự cố trong quá trình in, hay tham gia các lớp học in lụa chất lượng cao quý khách có thể liên hệ tới 0984800118

Hạn chế tĩnh điện
Lực hút tĩnh điện làm tặng lượng bụi bám trên bề mặt, tĩnh điện sinh ra bởi ba phương thức sau: sự phân chia, do ma sát, do cảm ứng.
Những hành động đơn giản như lấy một tờ phim từ trên giá, chuyển phim qua cuộn kẹp cao su, cũng sinh ra tĩnh điện do sự phân chia và ma sát.
Tĩnh điện một khi đã xuất hiện thì rất khó loại trừ, nên cách tốt nhất là hạn chế sinh ra tĩnh điện. Môi trường không khí và độ ẩm trên 50% góp phần giúp làm giảm tĩnh điện.
Tốt nhất nên có thiết bị chống tĩnh điện đạt chuẩn: ví dụ súng bắn ion để làm sạch khuôn lưới, sử dụng dây lò xo tĩnh điện hiện đại thay vì dùng dây kim tuyến,...
Chọn sai mắt lưới
Khi chọn sai mắt lưới cần khắc phục thế nào ?
Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy thợ in lụa dù lành nghề nhưng vẫn có trường hợp chọn sai mắt lưới, đặc biệt là chọn sai số mắt lưới và đường kính sợi. Lưu ý để chọn đúng mắt lưới thì, nếu hình ảnh in có nhiều khối mầu lớn, lưới thô mực lưu lại nhiều, lưới mịn mực lưu lại ít.
Nếu hình ảnh in có nhiều nét mảnh, nên nhớ nét mảnh đó không thể nhỏ hơn khoảng cách giữa hai sợi lưới hoặc hai mắt lưới. Khi đó người ta thường dùng lưới inox hoặc lưới tinh thể lỏng vì đơn giản lưới polyester không đủ chuẩn về đàn hồi.
Khía cạnh khác của việc chọn lưới là tránh nhiễm mầu do mắt lưới gây ra. Hãy dùng bảng tính nhiễm mầu mắt lưới MMC để chọn số mắt lưới khi bạn in CMYK.
Cũng cần lưu ý là lưới inox mầu đen cho kết quả phơi bản chuẩn xác hơn lưới inox mầu trắng.

KHUNG NHỎ HƠN SƠ VỚI HÌNH ẢNH CẦN IN
Thường thì khuôn in lụa sẽ cách bề mặt cần in vài mm, áp lực dao gạt lên lưới sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng áp lực dao gạt ở giữa khuôn thường nhỏ hơn áp lực dao gạt phía gần các cạnh khung của khuôn. Do đó, nếu khung quá gần so với hình ảnh cần in lưới sẽ bị vặn vẹo.
- Ở giữa khung in lụa áp lực dao gạt nhỏ lưới ít bị vặn vẹo.
- Ở hai cạnh khung in lụa áp lực dao gạt lớn lưới bị đè nén nên vặn vẹo nhiều hơn.
Điều gì xảy ra khi cạnh khung quá gần hình ảnh in: Đầu tiên là hình ảnh in bị vặn vẹo, sau đó áp lực lên dao gạt nhiều hơn khiến cho dao dễ bị hỏng hơn, đồng thời gây ra sự rung lắc trong quá trình in lụa đẫn đễn hiện tượng hình bị răng cưa trong quá trình in.
Còn một thực tế khác nữa là lưỡi dao gạt khi đó bị vặn vẹo nên khó quét sạch được phần mực dư thừa trên khuôn lưới.
Đương nhiên nếu khoảng cách khuôn in với bề mặt cần in càng được thu hẹp, ảnh hưởng này sẽ giảm đi theo tỉ lệ % kích thước hình ảnh/ kích thước khung tăng lên.

Để biết thêm thông tin kỹ thuật chi tiết về kỹ thuật in lụa đặc biệt là tìm hiểu thêm về cuốn sách: "Làm sao để trở thành người thợ in lưới vĩ đại" tác giả Steven Abbott là chuyên gia hàng đầu về in lưới, làm việc cho hãng Macdermid Autotype Limited, UK 

Tổng hợp các loại hiểu ứng của mực nước in vải

Các loại hiệu ứng sử dụng mực nước in vải. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại mực nước in vải chính hãng giá tốt nhất hiện nay. Liên hệ tư vấn và báo giá sản phẩm 0984800118
1. Mực phồng (Foaming ink) Là loại mực trộn với bột nở và đã có đầy đủ chất cần thiết. Chỉ cần trộn với cốt màu là in được. Mực thường chỉ nổi lên sau khi sấy. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và lưỡng tính plastisol.

2. Mực in cao (còn gọi là mực nổi): 3D high based ink Là loại mực có độ đậm đặc cao và độ ngót thấp để khi in chồng lên nhanh cao. Mực in cao cũng được chia thành bóng và dẻo. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và plastisol.

3. Mực nứt (còn gọi là mực bể): Crack based ink Là loại mực gốc nước sau khi in sẽ tự nứt như đất ruộng khi khô hạn. Thường thì mực nứt phải in lót bằng bóng hoặc dẻo mới nứt được.

4. Mực nhũ: Silver and Gold basedLà loại mực đã pha nhũ, nhưng là nhũ gốc phi kim không bị nổi sình, có thể để được năm này qua năm khác. Thường thì chỉ có nhũ vàng hoặc bạc. Muốn màu khác thì lấy màu đó pha vào nhũ bạc. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và plastisol.

5. Mực in tẩy: Discharge ink Là loại mực gốc nước gồm 2 thành phần là bột tẩy và dung môi pha bột. Sau khi in xong rồi sấy thì mực sẽ làm bốc màu nhuộm, vải sẽ trở thành màu ngà đục gần giống với vải trắng trước khi nhuộm. Mực này chỉ có thể tẩy được màu trên vải có tỷ lệ cotton từ 65% trở lên.

6. Mực giả tẩy IMD Discharge inkLà mực gốc nước được điều chế để in tạo bề mặt nhưng mềm mại như thể mực thấm. Mực có độ trắng mờ mờ giống như mực discharge nhưng không bị mùi khai của bột discharge. Mực còn có lợi thế là có thể in trên polyester.

7. Mực Dẻo in trên nylon Nylon ink: là mực gốc nước được điều chế riêng cho loại vải nylon và 1 số chất vải khó bám. Đặc trưng của loại mực này là có độ bám cao nên có thể in được trên các loại vải thường cotton, polyester …

8. Mực pha các loại bột kim tuyến, nhũ, cừ Glitter based inksLà loại mực gốc nước có độ trong suốt, bám dính cao cho các loại bột. Mực này đôi khi được chia ra 2 loại: loại bám dính cao và loại có độ trong suốt cao.

9. Mực in trên đồ bơi, balo, túi xách Hand bagLà loại mực gốc nước được điều chế ra với sự co giãn cao và bám dính trên các loại vải có nhiều sợi tổng hợp.

10. Mực PU nước water based inkLà loại mực gốc nước nhưng có độ bóng và tính nhuyễn hơn mực nước thông thường đồng thời bám dính tốt trên nhiều loại vải.

11. Mực nước hiêu ứng silicon Silicon based inkLà mực gốc nước có độ bóng cao dùng để tạo bề mặt sau khi in mực nước thông thường.

12. Keo ép foil, nhung - Foil and flock inkLà loại mực nước đặc sánh sau khi sấy. Có độ dính cao dùng để ép foil hoặc nhung.

1. Mực in phai màu - Fadding ink Là loại mực gốc nước dùng để in trên các bề mặt tranh chữ thập trước khi thêu, sau khi thêu người ta mang ngâm với nước thì mực sẽ tự tan vào nước mà không hề loang màu ra vải hoặc phần thêu. Phần thêu sẽ trở nên tự nhiên như chưa hề được in nền mẫu trước đó. Hiện tại các loại hiệu ứng sau đây vẫn chưa phát triển được ở mực nước: 1. Mực in đốt sợi vải - Remove PrintingLà loại mực in xong rồi sấy thì sợi vải bị đốt đi.

2. Mực in chồng màu Mix color extenderLà loại mực in thấm vào vải, các màu hòa vào nhau tạo hình ảnh hài hòa.

3. Mực in ướt - wet on wet printingLà mực in không cần sấy giữa các bản in hoặc các màu. Hiện tại mực này chỉ mới phát triển trên hệ plastisol.

4. Mực in bề mặt nhám Rocking based inkLà loại mực plastisol, sau khi in và sấy mực sẽ nhám như tờ giấy nhám.

5. Mực in bề mặt phùi (da bò): là loại mực plastisol, sau khi in và sấy mực sẽ có bề mặt phùi phùi giống da bò.

6. Mực sublimation: còn gọi là loại mực gốc như poly non. Sau khi ép chuyển ở nhiệt độ 200 độ trở lên thì mực sẽ thăng hoa và dính vào chất polyester và đạt được màu sắc đẹp nhất. Ngoài ra còn có các phụ gia đi kèm với mực sau:

1. Chất tăng bám: thường được pha vào mực từ 1 – 10% tùy theo loại. 2 Chất cầm màu (Binder): pha vào mực từ 5 – 15% 3. Chất nhanh khô: dùng cho mực dầu pha từ 1 – 10% 4. Chất chậm khô: thường là dung môi. Với mực nước thì dùng chất chống bít bản, pha từ 1 – 10% 5. Chất làm mềm mực: pha từ 1 – 10% 6. Bột nhũ: Thông dụng là màu vàng và màu bạc

7. Hạt kim tuyến: tùy theo độ to nhỏ chúng ta có các chỉ số to nhỏ: 256, 128, 96, 64,32, 24, 10. Kim tuyến có 2 dòng đơn sắc và đa sắc. Giá kim tuyến 64 và 128 trên thị trường thường khoảng 170k/kg, tuy nhiên loại 256 thì thường từ 300k trở lên.

8. Foil: là 1 lớp giấy bạc ép trên bờ mặt mực rồi dật ra, bạc sẽ ở lại.

9. Chất làm nổi: pha vào mực, sau khi in xong, lúc sấy mực sẽ nở lên.

10. Bột Titan: là thành phần chính của mực dẻo. Làm trắng mực.

11. Nhung: là lớp bột nhung hoặc lớp nhung đc tráng lên tấm phim dùng để phun hoặc ép lên bề mặt mực, tạo bề mặt nhung.

12. Bột tẩy: là loại bột pha với loại mực chuyên biệt, sau khi in và sấy bột sẽ tẩy màu vải trở thành giống vải trước khi đc nhuộm.

13. Bóng vải (chất chống dính): là chất hạn chế các mực dính vào nhau sau khi in. Thường thì chất phủ lên bề mặt hoặc pha vào mực trước khi in. Sự đa dạng của mực nước không chỉ góp phần làm phong phú giúp các xưởng in thực hiện được đa dạng mẫu in mà còn làm tăng tính thân thiện với môi trường. Người sử dụng sẽ ít bị độc hại hơn giúp hàng hóa có thể đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khắt khe nhất.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Phòng 106, Nhà H2 số 18 , đường Tam Trinh, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636                            Fax:    043.6368588
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam
                     Skype:   vattuinvn

In lụa tốt cần căng khung chụp bản tốt

Bài viết Hướng dẫn cách in lụa thủ công đơn giản hiệu quả nhất - Chúng tôi nhận tư vấn in lụa và cung cấp các loại vật tư in lụa giá tốt nhất hiện nay.
Bước 1: Chuẩn bị đồ nghề cần có để thực hiện công việc này.
  • Khung lụa
  • Vòi xịt nước mạnh - Dùng vòi cao áp để khi chụp bản xong chúng ta có thể tiến hành rửa khuôn in lụa
  • Nước rửa bát
  • Máy sấy tóc
  • Keo chụp bản (một thành phần (màu tím)-keo chụp bản hai thành phần (bột bắt sáng+keo chup)
  • Nước sạch
  • Dụng cụ khuấy
  • Máng đựng
  • Phim hoặc giấy can
  • Bàn in lưới đơn giản
  • Dao gạt mực
  • Mực in ( tùy theo bạn in trên vải hay giấy thì mua cho phù hợp)
Bước 2: Bạn nên tham khảo bài phơi bản in lụa thủ công để hiểu kỹ hơn về cách chế khuôn in này. Khung in lụa thì tùy theo từng sản phẩm khác nhau thì bạn sẽ chọn mua loại khung in khác nhau, rửa thật sạch khung đi, sử dụng nước rửa bát để rửa cũng được rồi sấy khô đi bằng máy sấy tóc.
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ chụp bản, căng khung in lụa giá rẻ, gia công in lụa chất lượng cao, chụp bản in lụa với hệ thống máy móc hiện đại đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của quý khách.

Tiến hành in lụa thủ công đơn giản
Chụp bản in in lụa thủ công

Để đáp ứng yêu cầu in tốt nhất các bạn có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại 0984800118  để được tư vấn kỹ thuật in cũng như gia công chụp bản.
Bước 3:

  • Sử dụng nước ấm 50ml để hòa tan bột bắt sáng
  • Trộn bột bắt sáng đã hòa tan trên vào keo hòa tan vào nhau. Khuấy xong để 30 phút sau và làm rồi đậy kín lại nhé.

Bước 4: Cho một ít lên máng để quết lên lưới, quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô đi.
Đây chính là thao tác lên keo trong in lụa, việc lên keo in lụa cần tiến hành đều tay, keo vuốt từ dưới lên chậm, không cần nhanh. Lưu ý tốc độ di chuyển của máng lên keo cần tiến hành đều tay.

Bước 5: Dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc nếu bạn làm lâu dài thì nên chế 1 máy phơi đơn giản.

HIện nay tại xưởng của chúng tôi có máy chụp bản hiện đại, 2kw hoặc 5kw đáp ứng mọi nhu cầu chụp bản của quý khách hàng từ in trên giấy, vải quần áo đến in trên bảng mạch điện từ. Hình ảnh chụp luôn rõ ràng, sắc nét .

Bước 6: Sau khi phơi xong, bóc phim ra thì đem đi rửa, dùng vòi nước mạnh xịt, xịt cả 2 mặt.

Bước 7: Dán băng dính vào 4 cạnh của khung, đặt khung vào bàn in lưới - việc dán băng dính vào các cạnh của khung nhằm giúp cho quá trình in lụa mực không dắt vào phía trong khung gây rách lưới.

Bước 8: In lụa như sau: dải mực lên lưới rồi dùng dao gạt mực để quét đều qua vùng cần in.
Để biết thêm thông tin chi tiết về căng khung in lụa chụp bản in lụa các bạn có thể qua trực tiếp địa chỉ số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng , Hà Nội( sau siêu thị Sunmart) 

In áo phông siêu hiệu quả - công nghệ in lụa

In áo phông siêu hiệu quả
Ứng dụng công nghệ nguyên tắc của in lụa cho ra lò những chiếc áo thun in nhanh, in siêu nhanh trong chưa đầy 5 phút. Dưới đây là kỹ thuật in áo thun siêu nhanh, hiệu quả cao 
Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn cách in hình ảnh trên áo thun và đây cũng một trong các bước cơ bản của việc chuẩn bị các nguyên vật liệu trong ngành kỹ thuật in lụa thực tế.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu gồm có: áo thun, phim (giấy + bút), khung lụa (khung thêu + lụa: trong bài viết này lụa ở đây sử dụng là tất chân của phụ nữ), mực in, miếng kéo mực, cọ vẽ, keo bít lưới.
Bước 2: Các giai đoạn chụp bản.
Các giai đoạn chụp bản giản lược và thủ công
  • Bước 1: Chắc chắn rằng hình in phải nhỏ hơn khuôn in.
  • Bước 2: Căng lụa (tất chân) trên khuôn thêu.
  • Bước 3: Sử dụng bút đồ hình in lên khuôn lụa.
  • Bước 4: Xác định phần hình ảnh bạn muốn in lên áo trên khuôn lụa.
  • Bước 5: Dùng cọ thoa keo bít lưới lên phần hình ảnh không muốn in trên khuôn lụa.
Bước 3: Các bước in hình lên áo.
Các bước in hình lên áo
  • Bước 6: Đặt khuôn in lên áo, sau đó cho mực vào trong khuôn.
  • Bước 7: Dùng miếng kéo mực, quét mực kín vùng hình ảnh bạn muốn in.
  • Bước 8: Nhấc khuôn in khỏi áo, bạn sẽ thấy mực in sẽ phủ lên phần hình ảnh mà khuôn in không bị bít bằng keo bạn đã quét bằng cọ.
  • Cuối cùng chờ mực in khô hẳn và kiểm tra kết quả.
  • Bước 4: Sản phẩm hoàn thành.
Kết quả sau khi in xong
Nếu khéo léo bạn có thể tạo ra các hình in phức tạp hơn như thế này chẳng hạn.
Tạo khuôn in mới phức tạp hơn
Kết quả cuối cùng
Thông qua bài viết này bạn đã có một cái nhìn rõ ràng hơn một chút về ngành kỹ thuật in lụa này rồi đó.
Chúng tôi chuyên tư vấn đào tạo và dạy nghề in lụa, đào tạo kỹ thuật căng khung chụp bản từ A đến Z 
MỰC IN LỤA

✔ Mực in lưới trên thủy tinh - kim loại - gốm sứ
✔ Mực in lưới trên giấy, bìa, thùng carton, thẻ cào các loại
✔ Mực in lưới trên vải tối mầu, vải cotton, vải gió, vải không dệt, vải thun
✔ Mực in lưới trên nhựa, túi ni lon, túi PP, túi PE, HDPE, nhựa ABS độ bám dính cao ( đảm bảo không bong tróc )
✔ Mực in lưới UV, mực UV, mực chuyển nhiệt, cảm nhiệt, mực phản quang,  mực phủ xanh các loại

ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ IN LỤA

✔ Hướng dẫn dạy nghề in lụa với máy móc hiện đại
✔ Đào tạo in lưới nhanh, đảm bảo thành nghề hướng dẫn chi tiết, cặn kẽ tỉ mỉ cầm tay chỉ việc.
✔ Dạy in lưới bao gồm cả lý thuyết và thực hành từ các chuyên gia hàng đầu.
✔ Dạy nghề in lụa trên mọi chất liệu, hướng dẫn pha mực, các sử dụng dung môi trong in lưới, hướng dẫn chế bản, tẩy bản, phơi bản, rửa bản in.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

✔ Số 18 Tam Trinh, Hai Ba Trưng , Hà nội (Thuộc viện mở, sau siêu thị Sunmart)
✔ Điện thoại: 0984800118 - 0462963636
✔ Email: vattuinvietnam@gmail.com
✔ Website:vattuin.com.vn - Chuyên mực in lưới chính hãng giá tốt nhất
✔ Nhận đặt hàng trên toàn quốc - Tư vấn kỹ thuật 24/7