Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

MẦU SẮC VÀ TRAM - NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN


1. Tram là gì:
Nếu ai chưa biết thì hãy cầm thử một tờ báo hay tạp chí lên, nhìn kỹ vào những bức ảnh người được in trên đó. Ta sẽ thấy hình ảnh được in dưới dạng những chấm to nhỏ khác nhau, các chấm đó gọi là tram.
Tram là điểm ảnh. Như anh admin đã nói, để tái tạo lại hình trên tờ in người ta không thể làm như trên một tờ giấy ảnh được. Ở giấy ảnh sự chuyển đổi tầng thứ (-> sự đậm nhạt đó!) của hình ảnh được thể hiện bằng các lớp hóa chất sau khi được rọi (giống như phơi bản in) và đem đi tráng (rửa ảnh đó!). Còn ở tờ in, giấy in là giấy bình thường nên để thể hiện được tầng thứ hình ảnh, người ta phải phân điểm ra (tram, tiếng Pháp là tramme), các điểm này sẽ thay đổi về diện tích tùy theo vùng hình ảnh đó đậm hay nhạt, đậm thì điểm tram sẽ to, còn nhạt thì điểm tram sẽ nhỏ. Và tất nhiên những hạt tram này sẽ rất nhỏ đủ để đánh lừa mắt người, làm cho ta nhìn hình ảnh trên tờ in cứ như là ảnh chụp. Tram càng nhỏ thì độ phân giải tram (tầng số tram) càng cao và ngược lại. Tất nhiên, khi tầng số tram nhỏ quá thì mắt người sẽ thấy điểm tram liền, như in báo nè, hay in lụa nè.
Vậy thì, suy cho cùng, hầu như những thiết bị dùng để tái tạo hình ảnh bằng cách phân ra thành nhiều điểm đủ nhỏ để lừa mắt người, và in phun, in laser, hay màn hình máy tính cũng vậy thôi, chúng chỉ khác nhau cách phân điểm và các thể hiện những điểm đó, việc phân điểm hình ảnh chỉ làm cho hình ảnh xấu đi, nhưng không còn cách nào khác, vì khi in ngươi ta không thể in chổ này lớp mực dày hơn để thể hiện vùng đậm hơn, chỗ kia lớp mực mỏng hơn để thể hiện vùng nhạt, mà chỉ có một độ dày lớp mực cho trên tất cả vùng in, và vì thế phải phân điểm như đã nói ở trên. 
2. Tram để làm gì?
Một hình ảnh thì có chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ lợt. Để in ra, ta cần phải in được những lớp mực dày mỏng khác nhau tương ứng với chỗ đậm lợt trên hình ảnh. Tuy nhiên, các phương pháp in hiện nay chỉ cho phép in được lớp mực có độ dày như nhau, do đó, để giải quyết vấn đế, người ta đã nghĩ ra một giải pháp: [color=red]thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ chia và in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ (gọi là điểm tram), điểm tram nhỏ thì vùng đó sẽ sáng hơn, điểm tram lớn thì vùng đó tối hơn. Khi nhìn vào hình ảnh, mắt ta sẽ có cảm giác hình ảnh có độ sáng tối như hình ảnh gốc.
Như vậy, tram dùng để in các hình ảnh có độ đậm lợt, sáng tối.
Trước khi Tram hóa 
Sau khi Tram hóa
Khi nói đến tram hóa và màu sắc trong ngành in, người ta không dùng hệ màu HSB (Hue, Saturation, Brightness), RGB,... mà dùng hệ màu CMYK. Hệ màu CMYK bao gồm những màu sắc được tạo thành do sự phối trộn 4 thành phần màu mực Xanh (Cyan), Đỏ cánh sen (Magenta), Vàng (Yellow) và Đen (bLack).
Tại sao khi in ta dùng hệ màu CMYK mà không dùng RGB?
Chúng ta bắt đầu từ việc nhìn màu của mắt người. Để nhìn thấy, chúng ta cần có ánh sáng. Mắt người nhìn thấy một vật là do đã có ánh sáng (từ đâu đó không biết, mặt trời, đèn pin, đèn cầy hay ... màn hình điện thoại di động smiley) chiếu đến vật và phản xạ từ vật thể truyền đến mắt.
Ánh sáng là các sóng điện từ có bước sóng từ 400-700nm. Mỗi sóng điện từ có bước sóng khác nhau khi truyền đến mắt sẽ cho ta cảm giác màu sắc khác nhau. Nói chung vùng quang phổ của ánh sáng khả kiến có thể được chia làm 3 vùng chính: Blue (từ 400-500), Green (từ 500-600) và Red (từ 600-700). Những tế bào hình nón trong võng mạc của mắt người cũng có 3 loại nhạy tương ứng với 3 màu này (võng mạc mắt người có 2 loại tế bào: tế bào hình que: nhạy với cường độ ánh sáng (cảm nhận tối hay sáng) và tế bào hình nón (dùng để cảm nhận màu sắc)).
Hệ màu RGB
Chúng ta nhìn thấy một vật có màu này hay màu kia là do bề mặt của vật phát xạ hoặc phản xạ ra các sóng ánh sáng có các thành phần RGB khác nhau. Vật có màu trắng khi các thành phần này bằng nhau và có màu ... đen thui khi vật hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu tới. Một trái táo có màu đỏ vì bề mặt vỏ táo đã hấp thụ phần lớn các sóng ánh sáng có bước sóng nắm trong khoảng màu Blue và Green và phản xạ phần lớn các sóng ánh sáng nằm trong vùng màu Red. Bằng cách thay đổi tỉ lệ các màu RGB, người ta có thể tạo ra vô số màu khác nhau, và cách tổng hợp các màu từ 3 màu (nguồn sáng) RGB gọi là tổng hợp màu cộng (gọi là tổng hợp màu cộng vì các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc - additive color). Các màu được sinh ra bằng cách tổng hợp 3 màu cơ bản RGB gọi là hệ màu RGB.
Việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện trên các vật có khả năng phát ra ánh sáng (ví dụ: màn hình ti-vi, projector...). Trong ngành in, chúng ta in lên các vật liệu như giấy, nhựa, sắt thép đồng nhôm, ny lông smiley nói chung là những vật không có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới, do đó để cho vật có màu này hay màu kia, ta phải làm thế nào để loại bỏ bớt (trừ bớt) một lượng màu RGB trong thành phần ánh sáng phản xạ lại từ bề mặt vật thể. Mực in khi in lên (giấy chẳng hạn) đóng vai trò như một kính lọc, sẽ hấp thụ một lượng màu RGB và do đó sẽ tạo ra màu sắc cần thiết. Cách tổng hợp màu này gọi là tổng hợp màu trừ (subtractive color).
Tại sao lại là 3 màu CMY mà không là màu khác? Vì mỗi màu trong bộ 3 CMY có khả năng hấp thụ hòan toàn 1/3 quang phổ và phản xạ lại 2/3 còn lại. Màu xanh Cyan hấp thụ hoàn toàn màu Red, màu đỏ Magenta hấp thụ hoàn toàn màu Green và màu vàng Yellow hấp thụ hoàn toàn màu Blue của ánh sáng (cái này là trên lý thuyết và áp dụng cho mực in lý tưởng smiley). 
Hệ màu CYMK
Nói thêm về hệ màu HSL 
(HSL hay HSB là một) Thực chất đây là một cách biểu diễn màu sắc của hệ màu Red Green Blue theo các thông số về tông màu (H), độ bão hòa màu(S) và độ sáng (Lightness hay Brightness) cho nên hệ màu này chủ yếu dùng để biểu các giá trị màu thông qua các thiết bị phát ánh sáng màu như màn hình máy tính Được ứng dụng trong các chương trình xử lý Photoshop ảnh chẳng hạn(Công cụ Hue/Saturlation đó). Cho nên hệ màu này ko phải là hệ màu để in được (cần phải qua thông công thức chuyển đổi hệ màu RGB -->CMYK).
Còn màu K (bLack) ở đâu ra? Theo lý thuyết việc in màu chỉ cần dùng 3 màu cơ bản là CMY, tuy nhiên, thực tế các màu đều không hấp thụ hoàn toàn 1/3 quang phổ, do đó khi in chồng 3 màu lên nhau cũng không cho ra được màu đen. Màu đen được thêm vào nhằm làm tăng độ tương phản của hình ảnh và làm giảm bớt lượng mực CMY sử dụng. Các màu được sinh ra bằng cách tổng hợp các màu CMYK gọi là hệ màu CMYK.
3.Phân loại Tram
Tram AM và tram FM và tram Hybrid
+ Tram AM (Amptitude Modulation) nghĩa là tram hóa theo biên độ. Kiểu tram này có đặc điểm:
- Tâm các điểm tram cách đều nhau
- Diện tích điểm tram thay đổi theo mật độ (độ đậm lợt) của hình ảnh
- Hình dáng hạt tram: tròn, vuông, kim cương,..
Đây là kỹ thuật tram được sử dụng từ khi chế bản còn sử dụng máy chụp quang cơ, theo đó hạt tram được tạo ra qua một quá trình chụp, ép phim khá phức tạp và sử dụng một thiết bị đặc biệt gọi là kính tram. Quá trình tram hóa ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, và tùy theo loại kính tram sử dụng mà ta có các kiểu tram dạng hình vuông, đường thẳng, kim cương...
Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình chế bản đã được thực hiện bằng máy tính và các thiết bị hiện đại, hình ảnh được tram hóa trên máy tính và sau đó có thể được ghi lên phim (CTF) hoặc kẽm (CTP). Do cấu tạo và bản chất của quá trình ghi trên máy ghi, điểm tram trên phim được tạo hình bởi rất nhiều điểm nhỏ . Mỗi hạt tram là tập hợp nhiều điểm ghi nhỏ, kích thước các điểm này tùy thuộc vào độ phân giải của máy ghi.
Hình minh họa cấu tạo của 1 điểm tram AM được ghi từ máy ghi
Hạt tram trên phim
Đến lúc này người ta mới phát triển thêm một kỹ thuật tạo tram mới, kỹ thuật tạo tram FM (Frequency Modulator). Trong kỹ thuật này, hạt tram cũng được tạo thành từ các điểm ghi cực nhỏ, nhưng thay vì các điểm này tập trung sắp xếp cạnh nhau như tram AM, chúng được phân bố một cách ngẫu nhiên trên toàn bộ diện tích điểm tram. Điều này cho phép tái tạo những hình ảnh có chi tiết sắc nét hơn, mặt khác do cấu trúc hạt phân bố ngẫu nhiên nên tram FM không có góc xoay tram, từ đó không còn hiện tượng moire khi in chồng màu.
+ Tram FM
So sánh tram AM và FM
Một kỹ thuật tram tiên tiến hơn nữa gọi là kỹ thuật tram "lai" - hybrid, là sự kết hợp giữa tram AM và tram FM nhằm kết hợp khả năng tái tạo tối ưu hình ảnh trên từng vùng mật độ sáng, trung gian và tối của hình ảnh. VD: tram Spekta, Stacatto, ...
+  Tram hybrid là loại lai giữa AM và FM nhằm tận dụng ưu điểm của mỗi loại (vd Screen, sublima của AGFA,..)
4. "Làm tram" như thế nào?
Một phần mềm trên hệ thống chế bản gọi là RIP sẽ chịu trách nhiệm tách màu và tạo tram cho từng màu in.
VD  tạo trame để in lụa , thông thường khi làm trame để in lụa thì bạn phải chuyển nó sang dạng grayscale để khi xuất ra phim in lạu cho phim được đen, thông thường độ phân giải để tạo trame là 300, cách thực hiện: với corel bạn chọn đối tượng muốn tạo tram->vào bitmaps->convert to bipmaps->chọn Grayscale, và độ phân giải 300 trở lên->ok, sau đó bạn vào bitmaps->color transfrom->halftone->chỉnh thông số bên trong tùy theo ý bạn với photoshop thì bạn vào image->mode->grayscale->image->mode->bitmaps->use->halftone Screen-> ok và tùy chỉnh các thông số theo ý bạn. một lưu ý khi tạo trame màu grayscale càng nhạt thì độ trame càng thưa. ngoài ra trong photoshop con mot phan làm trame ở trong mục filter và làm giống như corel , AI cũng tương tự.
5. Một số thuật ngữ chuyên ngành:
- "Xuất tram bao nhiêu?" Đây là câu hỏi cửa miệng của những nơi xuất phim hay ghi kẽm, ý muốn hỏi độ phân giải tram ta cần xuất ra như thế nào. Vậy độ phân giải tram là gì? Là số điểm tram trên một inch chiều dài, độ phân giải tram càng lớn thì hình ảnh in ra càng mịn màng. Tuy nhiên, xuất tram bao nhiêu còn tùy thuộc bạn muốn mang về in kiểu gì. Thông thường, xuất phim in offset trên giấy couche thì xuất tram 175, giấy ford thì xuất tram 150, kéo lụa hình ảnh thì xuất 80-100. Một số nơi sử dụng công nghệ CTP ra kẽm trực tiếp thì có thể xuất ra tới 300dpi.
- Góc tram bao nhiêu? Góc tram là góc tạo bởi một hàng điểm tram so với cạnh tờ in, đo bằng độ.
- Góc tram thì có ý nghĩa gì? Khi in chồng màu, người ta sẽ quan tâm đến góc tram của từng lá phim. Nếu xuất sai góc tram thì khi in ra có thể bị "moire".
- Moire là gì? Khi in chồng 2 tram lên nhau, sẽ xuất hiện các vệt sọc trên hình ảnh do tương quan về vị trí của các hạt tram
Để hạn chế hiện tượng này, người ta áp dụng nhiều cách như in các màu in ở các góc khác nhau, xuất tram in với độ phân giải cao hơn, hoặc dùng các loại tram có hình dạng, kích thước và sự phân bổ đặc biệt theo một giải thuật nào đó.

CONG NGHE IN LUA TREN MOI CHAT LIEU

Công nghệ in lụa trên mọi chất liệu 


 Những năm gần đây nhu cầu in ấn tăng trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ, công nghệ in lụa trên mọi chất liệu là công nghệ có từ lâu đời nhưng cho đến nay vẫn được sử dụng phổ biến.Do những đặc tính ưu việt về chất lượng cũng như chi phí thấp, ngày càng đáp ứng những nhu cầu phức tạp và thị hiếu của khách hàng.
Khái niệm về công nghệ in lụa: là công nghệ truyền thống nhất, với các kỹ thuật in lụa thủ công, in lụa bằng máy, ứng dụng in trên mọi chất liệu như in lụa trên vải, áo thun, áo thể thao, in giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa, in túi nilon , gỗ, tranh ảnh và nhiều chất liệu khác.
Ngoài ra còn một số kỹ thuật có thể in trên mọi chất liệu khác như:- Kỹ thuật in offset: công nghệ in offset là công nghệ in ấn hiện đại được sử dụng rộng rãi hiện nay, tạo ra các bản in chất lượng cao trong những khoảng thời gian ngắn. ứng dụng in một số sản phẩm như: in decal PP, in ấn phẩm quảng cáo, in Backlis, in bạt khổ lớn lịch quyển, lịch để bàn, tạp chí các loại.
- Kỹ thuật in UV: có thể tạo ra các hiệu ứng đẹp và độc đáo. Cách in tráng phủ UV có thể tạo ra các thành phẩm in có độ bóng ánh kim, tạo ra màu bền dù ẩm ướt, ít các vết sần, tạo bóng, giúp chống trầy xước, in chữ nổi….
- Kỹ thuật In chuyển nhiệt: được sử dụng nhiều trong các ngành in ấn quảng cáo và tạo mẫu trong các công ty may mặc, hoặc tại các công ty in quà tặng in hình ảnh, in logo, in lên gạch men hay in chìm, in nổi trên mọi chất liệu.
Mỗi công nghệ có ưu và nhược điểm khác nhau, phụ thuộc theo tính chất sản phẩm, chất liệu, yêu cầu và chi phí mà lựa chọn công nghệ nào cho phù hợp với mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, trong những công nghệ trên thì giá in lụa là thấp nhất và hiệu quả mang lại cũng rất cao, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra cũng cần phải có kỹ thuật của người thợ trong khâu in ấn để tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất
.

KY THUAT TRANG PHU

KỸ THUẬT TRÁNG PHỦ

Xu hướng phát triễn của công nghiệp in nói chung và in bao bì nói riêng rõ ràng đang hướng về in năm, sáu hoặc nhiều màu, cũng như tráng phủ trong cùng một lượt qua máy. Ngày càng nhiều các nhà in đầu tư máy in tờ rời nhiều màu có sẵn đơn vị tráng phủ nhằm thay thế các công đoạn phức tạp phải gia công bên ngoài hoặc phải in đi in lại nhiều lần.
Các sản phẩm in ngày nay đòi hỏi phải thực hiện công đoạn tráng phủ để bảo vệ, hoàn tất sản phẩm nhanh hơn,lớp mực in phải dày hơn để tạo các hiệu ứng đặc biệt. Vật liệu in cho offset tờ rời ngày càng đa dạng, phải in trên các vật liệu không thấm hút, plastic hoặc giấy metallise. Do các thách thức trên, kỹ thuật in offset truyền thống không còn đáp ứng đủ, đòi hỏi phải kết hợp với kỹ thuật in flexo trên các đơn vị tráng phủ.
Bài dịch sau sẽ giới thiệu đến các bạn một vài khái niệm về đặc tính của chất tráng phủ gốc dầu, gốc nước cùng các ưu và nhược điểm của mỗi loại, đặc biệt là phương pháp gia công, cách tiến hành các phép đo đạt và những lưu ý khi dùng tráng phủ gốc nước trên đơn vị tráng phủ kết hợp với kỹ thuật in flexo.
1.Chất tráng phủ (Verni) gốc dầu
Thành phần của verni gốc dầu về cơ bản giống mực in offset (75% thành phần cấu tạo cũng như khô theo nguyên lý thấm hút và oxy hóa). Do verni này dùng để tạo lớp phủ có độ trong suốt cao ít bị nhiễm màu, nên các nguyên liệu sử dụng phải là loại chất lượng cao. Có thể phủ verni toàn phần không cần dung dịch làm ẩm ( dùng giấy lót cao su cùng khổ với tờ in) trong trường hợp phủ cục bộ thì dùng bản in bình thường và cần phải chà ẩm. 
Ưu điểm 
• Gia công đơn giản như mực in offset thường
• Thấm hút tốt
• Có thể dùng bản in bình thường
• Bảo vệ chống ẩm tốt
• Không bốc mùi dung môi
• Lớp verni dễ gia công (không biến dạng khi gấp).

Nhược điểm
• Độ dày lớp verni thấp
• Nguy cơ bị hiện tượng yellowing
• Khô chậm
• Cần phải phun bột nhiều
• Chồng giấy ra thấp
• Có thể ảnh hưởng đến mùi vị khi dùng làm bao bì thực phẩm.
 2.Chất tráng phủ gốc nước
Có hai loại chất tráng phủ gốc nước chính là: 
• Chất tráng phủ gốc nước không có pigment (matt, finishing varnishes, gloss hoặc high gloss coatings).
• Chất tráng phủ gốc nước có pigment (silver và gold coating hoặc Iriodin). 
Nền tảng của chất tráng phủ gốc nước là các loại cao phân tử. Ngoài ra còn có thành phần các rosin tan trong nước. Dung môi của loại chất tráng phủ này là nước, và gồm nhiều phụ gia khác nhau nhằm tạo các đặc tính như: sức căng bề mặt, sự dính ướt, chống trầy xước.
Không như verni gốc dầu khô theo cơ chế oxy hóa, chất tráng phủ gốc nước hoàn toàn theo cơ chế khô vật lý: thông qua quá trình thấm hút và bay hơi dung môi là nước, các hợp chất cao phân tử sẽ tiến gần lại với nhau. Nhờ vậy mà áp lực mao dẫn tăng lên, làm cho các chuỗi cao phân tử đan xen vào nhau, tạo lập lớp màng chất tráng phủ đồng đều trên mặt tờ in.
Thành phần Chất tráng phủ gốc nước:
Ưu điểm:
• Nhanh chóng hình thành lớp phủ
• Chồng giấy ra cao
• Giảm lượng bột phun
• Chống trầy sướt tốt
• Lớp phủ khi khô không mùi
• Gia công nhanh trên cấu hình máy in phù hợp
• Không ảnh hưởng đến mùi vị khi dùng làm bao bì thực phẩm
• Không bị hiện tượng yellowing
• Độ bền cao khi dùng làm bao bì đông lạnh.  
Nhược điểm
• Khi khô khó tẩy bỏ, lau chùi vệ sinh thiết bị
• Với giấy in định lượng dưới 90 gsm có thể xảy ra vấn đề với việc ổn định kích thước tờ in.
• Không thể gia công tráng nóng (hot-calendered)
• Khi tráng phủ cục bộ, phải dùng bản tráng phủ hoặc phải cắt thủ công tấm cao su.
• Khó kiểm soát lượng chất tráng phủ cần dùng. 
 3.Các hệ thống tráng phủ 
a.Hệ thống hai lô
Với cấu hình hai lô, lô máng nhúng trong máng chứa verni mở và truyền verni qua lô định lượng. Lưu lượng chất tráng phủ cung cấp phụ thuộc vào tốc độ quay cài đặt của lô máng. Mức verni trong máng chứa mở được kiểm soát bởi cảm biến siêu âm. Bơm sẽ đảm nhận việc cung cấp liên tục verni lên máng chứa. 
Lượng verni truyền lên tờ in khoảng từ 3 đến 6 gsm khi ướt. Để định lượng chính xác chỉ có thể thông qua trọng lượng riêng của chất tráng phủ.

Hệ thống tráng phủ cấu hình hai lô phù cho tráng phủ toàn phần và tráng phủ cục bộ. So với hệ thống chamber doctor blade thì ứng dụng của hệ thống này kém ổn định hơn nhiều do phụ thuộc vào tốc độ và phải điều chỉnh đúng đặc tuyến bù tốc của lô máng theo chủng loại verni.

b.Hệ thống Chamber Doctor Blade (buồng kín có dao gạt)
Hệ thống này gồm hai dao gạt đối nhau trên dưới gắn trên cùng một khung tạo thành buồng kín trong đó chất tráng phủ luôn tuần hoàn. Trong khi in hai dao gạt này tiếp xúc với trục anilox, buồng chứa sẽ cấp chất tráng phủ lên bề mặt trục. Trục anilox được khắc bằng laser, phủ gốm mặt ngoài. Kích thước, hình dạng, mật độ của các đường khắc sẽ quyết định lưu lượng chất tráng phủ. Khi muốn điều chỉnh lưu lượng này thì chỉ có thể thay đổi trục anilox có các thông số phù hợp. Nhờ trục anilox này mà lưu lượng chất tráng phủ được xác định chính xác, ổn định, lớp màng tráng phủ trên tờ in đạt chất lượng cao trong suốt quá trình sản xuất. 
Hệ thống chamber doctor blade phù hợp khi phủ mờ, phủ bóng, blister, phủ UV, phủ nhũ vàng, phủ nhũ bạc và các hiệu ứng đặc biệt như hiệu ứng xà cừ. Ngoài ra hệ thống này phù hợp ngay cả khi ứng dụng với các thiết kế tinh vi, phức tạp. 
Khuyến cáo từ nhà sản xuất lô anilox:
• Để kết quả tráng phủ được ổn định với cùng một lưu lượng chất tráng phủ thì lô anilox cần được vệ sinh thường xuyên và ngay sau khi kết thúc công việc với nước sạch, giẻ lau ẩm sạch và lau lại bằng giẻ khô sạch. Khi vệ sinh lô phải làm sạch toàn bộ bề mặt, tránh để lại dấu vết và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ngoài ra cũng phải thường xuyên làm sạch sâu bên dưới các đường rãnh trục anilox bằng sóng siêu âm
• Dù vệ sinh lô anilox bằng bất kỳ phương pháp nào: siêu âm, bằng hóa chất hoặc cơ khí phải luôn nhớ rằng vệ sinh nhẹ nhàng nhưng thường xuyên. 
• Luôn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà cung cấp chất tẩy rửa và dụng cụ để vệ sinh. 
• Đối với lô anilox có trục bằng nhôm thì không dùng chất tẩy rửa là kiềm, tránh làm ăn mòn trục lô.
• Lớp gốm phủ trên bề mặt của lô anilox rất cứng và có phủ lớp vật liệu để bảo vệ nhưng cũng có thể bị tác động bởi ngoại lực. Các gốc nứt vỡ nhỏ có thể trở nên lớn hơn khi in sản lượng dài.
• Không đánh dấu hoặc dùng bút bi viết lên bề mặt lô, giữ không bám dầu mỡ và tránh chạm vào bề mặt lô.
• Khi cần tháo ổ đỡ đầu lô không nên chỉ dùng lực mà phải dùng đúng dụng cụ chuyên dụng.
• Khi di chuyển hoặc khi bảo quản lô phải bộc bảo vệ bề mặt, cho vào thùng gỗ đúng kích thước, gác hai đầu lô chắc chắn.
• Bảo quản lô anilox phải tránh sự dao động nhiệt độ lớn. Giữ cho lô luôn khô ráo và phủ bảo vệ bề mặt lô tránh bám bụi bẩn.
4.Các phương pháp tráng phủ với chất tráng phủ gốc nước 
a.Dùng tấm cao su
• Tấm cao su dùng để tráng phủ toàn phần và tráng phủ cục bộ đơn giản (cắt thủ công) 
• Tấm cao su phải là loại chịu nén nhưng không quá mềm. 
• Lớp lót phải phù hợp với loại giấy in. Đối với giấy in bề mặt nhẵn thì có thể dùng lớp lót cứng, đối với giấy in bề mặt thô nhám cần lớp lót mềm hơn.  
• Khi tráng phủ cần khoảng trống (chừa mép dán), có thể cắt thủ công và lột bỏ lớp mặt cao su. Ngoài ra còn có loại cao su đặc biệt dễ dàng bốc tách lớp mặt. 
Trái: tráng phủ toàn phần Phải: tráng phủ cục bộ với tấm cao su cắt thủ công những vùng đơn giản
 
b.Dùng bản tráng phủ  
• Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn chất lượng, mà lựa chọn loại bản tráng phủ loại flexible hoặc dùng bản photopolymer đế kim loại. 
• Sự lựa chọn lớp lót (cứng hay mềm) quyết định đến chất lượng tráng phủ.
5.Cách xác định độ nhớt (Viscosity) của chất tráng phủ gốc nước 
Đo thời gian chảy bằng cốc là phương pháp tiêu chuẩn để kiểm tra, xác định độ nhớt của chất tráng phủ gốc nước. Phương pháp này thực hiện đơn giản. Chất tráng phủ luôn luôn phải trộn kỹ trước khi đo.
Thông thường người ta dùng cốc theo tiêu chuẩn DIN 53 211-4 (dung tích 100 ml với lỗ 4 mm tương đương dung tích 3.4 ounces với lỗ 0.16 inch) để thực hiện phép đo. Sau này có thể thay thế cốc đo khác theo tiêu chuẩn quốc tế DIN EN ISO 2431.
Thông tin về độ nhớt từ nhà sản xuất thường là giá trị được đo ở 20°C (68°F). Hoàn tất quá trình đo ngay khi dứt dòng chất tráng phủ chảy ra từ cốc. Theo quy tắc chung thì chất tráng phủ có độ nhớt cao thì lớp tráng phủ càng dày!  
Khi kiểm tra phải đảm bảo theo dữ liệu sau! 
Khi tiến hành đo thời gian chảy với cốc đo, phải chú ý đến nhiệt độ hiện thời của chất tráng phủ.
So sánh độ nhớt (thời gian chảy tính theo giây)
• Chất tráng phủ gốc nước khoảng 35 giây
• Chất tráng phủ gốc nước có pigment kim loại khoảng 45–50 giây.
• Chất tráng phủ UV khoảng 45–55 giây. 
6.Những lưu ý khi lưu trữ và gia công với chất trángphủ gốc nước 
• Chất tráng phủ gốc nước phải lưu trữ trong phòng có điều hòa nhiệt độ. 
• Tránh lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 40°C (104°F) và thấp hơn 10°C (50°F), nhằm ổn định độ nhớt của chất tráng phủ. 
• Luôn luôn trộn kỹ chất tráng phủ nhằm tái lập độ nhớt ban đầu. 
• Các chất tráng phủ gốc nước chỉ có thể lưu trữ trong một khoảng thời gian giới hạn – khoảng 6 tháng. Loại dùng tạo hiệu ứng đặc biệt, hoặc có pigment kim loại chỉ có thể lưu trữ trong 3 tháng. 
• Trong trường hợp tráng phủ toàn phần dùng tấm cao su, diện tích tráng phủ không tràn khỏi khổ tờ in. Do vậy, khổ giấy lót phải nhỏ hơn khổ tờ in mỗi cạnh tối thiểu 2mm (0.078 inches). 
• Áp lực khi tráng phủ luôn ở mực tối thiểu. 
• Đa số chất tráng phủ gốc nước có độ kiềm nhẹ. Do vậy lớp mực in bên dưới lớp tráng phủ cần phải có đặc tính không kháng kiềm.  
7.Hệ thống sấy 
a.Sấy hồng ngoại
Hệ thống này gia nhiệt cho mực in và tờ in nhờ năng lượng từ bức xạ hồng ngoại. Nhiệt sẽ làm nhanh thêm quá trình khô vật lý và hóa học của mực in. Dung môi có trong mực in sẽ thấm hút nhanh vào cấu trúc giấy. Ngoài ra, chồng giấy ra đã được gia nhiệt sẽ đẩy mạnh quá trình oxy hóa. Lượng dung dịch làm ẩm trong lớp mực in cũng bị oxy hóa nhanh hơn. Phần lớn bức xạ sóng ngắn của sấy hồng ngoại xuyên qua lớp tráng phủ và mực in bên trên đến lớp giấy, trong khi phần bức xạ sóng trung bình sẽ làm ấm không khí bên trên lớp mực in. 
Lựa chọn thiết bị sấy hồng ngoại phù hợp sẽ tập trung cao năng lượng sấy đến lớp mực in, ngoài ra còn bảo vệ cả tờ giấy in và máy in. Độ dài sóng, năng lượng sấy, độ dày lớp tráng phủ tương quan lẫn nhau khi điều chỉnh hệ thống sấy để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Tuổi thọ tối thiểu của nguồn hồng ngoại là 5000 giờ.
Khi tiếp xúc với nguồn sấy hồng ngoại, phải luôn luôn mang găng tay sạch, bởi vì tay dính dầu mỡ và mồ hôi sẽ bám vào ống thạch anh và làm giảm tuổi thọ của nguồn sấy. Nên thường xuyên vệ sinh nguồn sấy và gương phản xạ, thực hiện cẩn thận với máy hút bụi. Chỉ mặt trước của nguồn sấy mới có thể lau sạch bằng vải mềm, không sơ vải đã được nhúng trong cồn. Thêm nữa mặt lưng của nguồn sấy có mạ một lớp vàng do vậy không nên lau với cồn! 


Nguồn sấy hồng ngoại mạ vàng 
b.Sấy thổi khí nóng
Bên cạnh sấy hồng ngoại, sấy thổi khí nóng được tích hợp trong bộ phận sấy cho tráng phủ. Khí nóng và khô được cấp vào và khí thải ra mang theo hơi nước sẽ bị hút ra ngoài. Để thu hơi nước triệt để thì lưu lượng khí thải hút ra phải luôn luôn lớn hơn lưu lượng khí nóng cấp vào.
Trong quá trình sấy, dung môi là nước trong chất tráng phủ thoát ra ngoài, nhờ vậy các chuỗi cao phân tử phân bố đồng đều và đan xen vào với nhau hình thành lớp màng phủ chắc chắn. 

Minh họa sấy khí nóng kết hợp sấy hồng ngoại
 
 
8.Đo nhiệt độ chồng giấy ra  
Nhiệt độ của hygrometer đo được từ đầu dò có thể chênh lệch đến 10°C (50°F) thấp hơn so với nhiệt độ mà cảm biến của phần ra giấy đo được trên bề mặt chồng giấy. 
Ở điều kiện lý tưởng về khí hậu hóa trong phòng in, nguyên lý cơ bản là: 
• Với vật liệu là giấy thì nhiệt độ chồng giấy ra cao hơn nhiệt độ chồng giấy vào khoảng 8 đến 10°C (46 đến 50°F).
• Với vật liệu là các tông thì nhiệt độ chồng giấy ra cao hơn nhiệt độ chồng giấy vào khoảng 10 đến 15°C (50 đến 59°F).
Nếu chồng giấy ra vượt quá nhiệt độ cho phép, nhiệt tỏa ra trong chồng giấy làm cho mực in mềm trở lại. Khi sảy ra trường hợp này sẽ dẫn đến nguy cơ dậm lưng tờ in. 
Khi phải thực hiện tráng phủ cả hai mặt tờ in thì phải giảm nhiệt độ sấy ở cả hai lượt nhằm tránh hiện tượng biến dạng giấy và tránh làm mềm lớp đã tráng phủ ở mặt lưng.  
Nhiệt độ chồng giấy ra lý tưởng có thể xác định dễ dàng bằng phép kiểm tra này. Nhiệt độ chồng giấy ra phụ thuộc nhiều yếu tố như: đặc tính của chất tráng phủ, mực in sử dụng, khả năng thấm hút của giấy in, tốc độ in, độ dài hệ thống sấy, kiểu bộ phận ra giấy của máy in, và sự luân chuyển không khí.  
9.Đo độ bóng
• Độ bóng luôn luôn phụ thuộc vào chủng loại giấy và chất tráng phủ. 
• Khi đo để so sánh độ bóng phải luôn chú ý đến gốc đo. 
• Thông thường gốc đo độ bóng là 60°. 
• Giá trị đo trong thang đo từ 0 đến 100 điểm. 
• Nếu không đo độ bóng cùng một khoảng thời gian sau khi in, nếu chờ lâu hơn thì giá trị đo sẽ giảm đi. 
• Giá trị 70 điểm là kết quả tốt khi tráng phủ ướt chồng ướt độ bóng cao. 
• Với điều kiện lý tưởng, 80 điểm về độ bóng là có thể đạt được khi dùng chất tráng phủ phù hợp. (Khi tráng phủ UV dễ dàng đạt được độ bóng 95 điểm)

Dụng cụ đo độ bóng cho phép đánh giá khách quan về độ bóng đạt được.