Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tổng hợp các loại hiểu ứng của mực nước in vải

Các loại hiệu ứng sử dụng mực nước in vải. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại mực nước in vải chính hãng giá tốt nhất hiện nay. Liên hệ tư vấn và báo giá sản phẩm 0984800118
1. Mực phồng (Foaming ink) Là loại mực trộn với bột nở và đã có đầy đủ chất cần thiết. Chỉ cần trộn với cốt màu là in được. Mực thường chỉ nổi lên sau khi sấy. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và lưỡng tính plastisol.

2. Mực in cao (còn gọi là mực nổi): 3D high based ink Là loại mực có độ đậm đặc cao và độ ngót thấp để khi in chồng lên nhanh cao. Mực in cao cũng được chia thành bóng và dẻo. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và plastisol.

3. Mực nứt (còn gọi là mực bể): Crack based ink Là loại mực gốc nước sau khi in sẽ tự nứt như đất ruộng khi khô hạn. Thường thì mực nứt phải in lót bằng bóng hoặc dẻo mới nứt được.

4. Mực nhũ: Silver and Gold basedLà loại mực đã pha nhũ, nhưng là nhũ gốc phi kim không bị nổi sình, có thể để được năm này qua năm khác. Thường thì chỉ có nhũ vàng hoặc bạc. Muốn màu khác thì lấy màu đó pha vào nhũ bạc. Có 2 loại để lựa chọn là gốc nước và plastisol.

5. Mực in tẩy: Discharge ink Là loại mực gốc nước gồm 2 thành phần là bột tẩy và dung môi pha bột. Sau khi in xong rồi sấy thì mực sẽ làm bốc màu nhuộm, vải sẽ trở thành màu ngà đục gần giống với vải trắng trước khi nhuộm. Mực này chỉ có thể tẩy được màu trên vải có tỷ lệ cotton từ 65% trở lên.

6. Mực giả tẩy IMD Discharge inkLà mực gốc nước được điều chế để in tạo bề mặt nhưng mềm mại như thể mực thấm. Mực có độ trắng mờ mờ giống như mực discharge nhưng không bị mùi khai của bột discharge. Mực còn có lợi thế là có thể in trên polyester.

7. Mực Dẻo in trên nylon Nylon ink: là mực gốc nước được điều chế riêng cho loại vải nylon và 1 số chất vải khó bám. Đặc trưng của loại mực này là có độ bám cao nên có thể in được trên các loại vải thường cotton, polyester …

8. Mực pha các loại bột kim tuyến, nhũ, cừ Glitter based inksLà loại mực gốc nước có độ trong suốt, bám dính cao cho các loại bột. Mực này đôi khi được chia ra 2 loại: loại bám dính cao và loại có độ trong suốt cao.

9. Mực in trên đồ bơi, balo, túi xách Hand bagLà loại mực gốc nước được điều chế ra với sự co giãn cao và bám dính trên các loại vải có nhiều sợi tổng hợp.

10. Mực PU nước water based inkLà loại mực gốc nước nhưng có độ bóng và tính nhuyễn hơn mực nước thông thường đồng thời bám dính tốt trên nhiều loại vải.

11. Mực nước hiêu ứng silicon Silicon based inkLà mực gốc nước có độ bóng cao dùng để tạo bề mặt sau khi in mực nước thông thường.

12. Keo ép foil, nhung - Foil and flock inkLà loại mực nước đặc sánh sau khi sấy. Có độ dính cao dùng để ép foil hoặc nhung.

1. Mực in phai màu - Fadding ink Là loại mực gốc nước dùng để in trên các bề mặt tranh chữ thập trước khi thêu, sau khi thêu người ta mang ngâm với nước thì mực sẽ tự tan vào nước mà không hề loang màu ra vải hoặc phần thêu. Phần thêu sẽ trở nên tự nhiên như chưa hề được in nền mẫu trước đó. Hiện tại các loại hiệu ứng sau đây vẫn chưa phát triển được ở mực nước: 1. Mực in đốt sợi vải - Remove PrintingLà loại mực in xong rồi sấy thì sợi vải bị đốt đi.

2. Mực in chồng màu Mix color extenderLà loại mực in thấm vào vải, các màu hòa vào nhau tạo hình ảnh hài hòa.

3. Mực in ướt - wet on wet printingLà mực in không cần sấy giữa các bản in hoặc các màu. Hiện tại mực này chỉ mới phát triển trên hệ plastisol.

4. Mực in bề mặt nhám Rocking based inkLà loại mực plastisol, sau khi in và sấy mực sẽ nhám như tờ giấy nhám.

5. Mực in bề mặt phùi (da bò): là loại mực plastisol, sau khi in và sấy mực sẽ có bề mặt phùi phùi giống da bò.

6. Mực sublimation: còn gọi là loại mực gốc như poly non. Sau khi ép chuyển ở nhiệt độ 200 độ trở lên thì mực sẽ thăng hoa và dính vào chất polyester và đạt được màu sắc đẹp nhất. Ngoài ra còn có các phụ gia đi kèm với mực sau:

1. Chất tăng bám: thường được pha vào mực từ 1 – 10% tùy theo loại. 2 Chất cầm màu (Binder): pha vào mực từ 5 – 15% 3. Chất nhanh khô: dùng cho mực dầu pha từ 1 – 10% 4. Chất chậm khô: thường là dung môi. Với mực nước thì dùng chất chống bít bản, pha từ 1 – 10% 5. Chất làm mềm mực: pha từ 1 – 10% 6. Bột nhũ: Thông dụng là màu vàng và màu bạc

7. Hạt kim tuyến: tùy theo độ to nhỏ chúng ta có các chỉ số to nhỏ: 256, 128, 96, 64,32, 24, 10. Kim tuyến có 2 dòng đơn sắc và đa sắc. Giá kim tuyến 64 và 128 trên thị trường thường khoảng 170k/kg, tuy nhiên loại 256 thì thường từ 300k trở lên.

8. Foil: là 1 lớp giấy bạc ép trên bờ mặt mực rồi dật ra, bạc sẽ ở lại.

9. Chất làm nổi: pha vào mực, sau khi in xong, lúc sấy mực sẽ nở lên.

10. Bột Titan: là thành phần chính của mực dẻo. Làm trắng mực.

11. Nhung: là lớp bột nhung hoặc lớp nhung đc tráng lên tấm phim dùng để phun hoặc ép lên bề mặt mực, tạo bề mặt nhung.

12. Bột tẩy: là loại bột pha với loại mực chuyên biệt, sau khi in và sấy bột sẽ tẩy màu vải trở thành giống vải trước khi đc nhuộm.

13. Bóng vải (chất chống dính): là chất hạn chế các mực dính vào nhau sau khi in. Thường thì chất phủ lên bề mặt hoặc pha vào mực trước khi in. Sự đa dạng của mực nước không chỉ góp phần làm phong phú giúp các xưởng in thực hiện được đa dạng mẫu in mà còn làm tăng tính thân thiện với môi trường. Người sử dụng sẽ ít bị độc hại hơn giúp hàng hóa có thể đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khắt khe nhất.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ IN ĐẶC CHỦNG THẦN CHÂU VIỆT NAM
Phòng 106, Nhà H2 số 18 , đường Tam Trinh, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Tel:     04.62963636                            Fax:    043.6368588
Email:  
vattuinvietnam@gmail.com
Messenger: Yahoo:   Thanchau_vietnam
                     Skype:   vattuinvn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét