Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Cách giải quyết các vấn đề in lụa phát sinh trong thực tế

Cách giải quyết các vấn đề in lụa phát sinh trong thực tế
Với nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trung tâm tư vấn và chuyển giao kỹ thuật in Nam Ninh - Thiên Ba - Qua quá trình thực hành của học viên cũng như phản ánh của khách hàng in lụa, có nhiều tình huống xảy ra trên thực tế mới khác hẳn những tình huống được xây dựng trên lý thuyết.
Giải quyết các vấn đề in lụa phát sinh trong thực tế
( Tài liệu ebook tư vấn in lụa từ vattuin.com.vn )
Dưới đây là những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình in lụa và cách giải quyết.

BỤI
Bụi bẩn sẽ làm hỏng bản in theo nhiều cách khác nhau, bụi bám trên lưới trong quá trình lên keo sẽ gây ra các vệt sọc. Bụi bám trên phim dương bản trong quá trình chụp bản hoặc bụi bám trên khuôn in trong quá trình phơi bản gây ra lỗ kim châm. Bụi trong quá trình in gây ra lỗ kim châm hoặc vết sước.
Để hạn chế được lỗi kỹ thuật này trong in lụa, cần tạo một môi trường in ấn sạch sẽ, càng ít bụi càng tốt, kín và được lau dọn thường xuyên. Thợ in lụa chất lượng cao cũng cần được làm việc trong những xưởng in sạch sẽ, nhà xưởng sạch sẽ giúp cho việc in ấn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nếu bạn không đủ điều kiện để trang bị một phòng in lụa sạch sẽ tiêu chuẩn cho mình thì có thể khắc phục theo các bước sau:
1. Lắp một bộ lọc đơn giản ở vòi nước chuyên dùng xử lý lưới và khuôn in lụa - Cần thay rửa bộ lọc thường xuyên, bộ lọc nước không đáng giá bao nhiêu tiền nhưng lại đem lại hiệu quả lớn trong việc bảo vệ lưới và khuôn in khỏi bụi. Bạn sẽ tránh được những phiền toái không đáng có.
2. Làm sạch sàn nhà, phòng làm việc bằng giẻ lau, Dùng giẻ ướt hoặc máy hút bụi chân không có trang bị bộ lọc HEPA, giữ sàn nhà luôn khô ráo.
3. Đóng kín các cửa và giải thảm trước cửa đi để hạn chế bụi bẩn xâm nhập vào phòng ( nhà xưởng in lụa ). Cần hạn chế số lượng người ra vào khu vực in. Nếu cần lấy gió từ ngoài vào thì lưu ý nguồn không khí bên ngoài phải sạch, nếu không việc đóng kín các cửa sẽ trở nên vô ích.
4. Xử dụng giẻ lau chùi không dây ra các sơ vải, tốt nhất nên dùng loại khăn mới, thay giẻ lau thường xuyên khi có dấu hiệu cũ, nát, kém chất lượng. ( Điều này làm tránh các hạt vạt mắc, rớt lại sau quá trình in )
5. Tránh cho các loại bao bì có giấy sợi vải đặt biệt trong thùng vận chuyển, giấy và các thẻ loại cần tránh xa khu vực in vì đây là những vật tiềm ẩn nguy cơ bám bụi lý tưởng.
6. Bật máy phun sương giúp loại trừ tĩnh điện nhưng cũng cần lưu ý không để mặt sàn bị ướt, dễ trơn trượt.
7. Mặc áo quần bảo hộ dùng cho phòng sạch.
8. Bật điều hòa không khí nếu có thể.
9. Dùng súng ion để làm sạch lưới.
Trên đây là một số tư vấn hạn chế bụi trong quá trình in lụa giúp cho quá trình in ấn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Để biết thêm thông tin kỹ thuật in lụa, những sự cố trong quá trình in, hay tham gia các lớp học in lụa chất lượng cao quý khách có thể liên hệ tới 0984800118

Hạn chế tĩnh điện
Lực hút tĩnh điện làm tặng lượng bụi bám trên bề mặt, tĩnh điện sinh ra bởi ba phương thức sau: sự phân chia, do ma sát, do cảm ứng.
Những hành động đơn giản như lấy một tờ phim từ trên giá, chuyển phim qua cuộn kẹp cao su, cũng sinh ra tĩnh điện do sự phân chia và ma sát.
Tĩnh điện một khi đã xuất hiện thì rất khó loại trừ, nên cách tốt nhất là hạn chế sinh ra tĩnh điện. Môi trường không khí và độ ẩm trên 50% góp phần giúp làm giảm tĩnh điện.
Tốt nhất nên có thiết bị chống tĩnh điện đạt chuẩn: ví dụ súng bắn ion để làm sạch khuôn lưới, sử dụng dây lò xo tĩnh điện hiện đại thay vì dùng dây kim tuyến,...
Chọn sai mắt lưới
Khi chọn sai mắt lưới cần khắc phục thế nào ?
Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy thợ in lụa dù lành nghề nhưng vẫn có trường hợp chọn sai mắt lưới, đặc biệt là chọn sai số mắt lưới và đường kính sợi. Lưu ý để chọn đúng mắt lưới thì, nếu hình ảnh in có nhiều khối mầu lớn, lưới thô mực lưu lại nhiều, lưới mịn mực lưu lại ít.
Nếu hình ảnh in có nhiều nét mảnh, nên nhớ nét mảnh đó không thể nhỏ hơn khoảng cách giữa hai sợi lưới hoặc hai mắt lưới. Khi đó người ta thường dùng lưới inox hoặc lưới tinh thể lỏng vì đơn giản lưới polyester không đủ chuẩn về đàn hồi.
Khía cạnh khác của việc chọn lưới là tránh nhiễm mầu do mắt lưới gây ra. Hãy dùng bảng tính nhiễm mầu mắt lưới MMC để chọn số mắt lưới khi bạn in CMYK.
Cũng cần lưu ý là lưới inox mầu đen cho kết quả phơi bản chuẩn xác hơn lưới inox mầu trắng.

KHUNG NHỎ HƠN SƠ VỚI HÌNH ẢNH CẦN IN
Thường thì khuôn in lụa sẽ cách bề mặt cần in vài mm, áp lực dao gạt lên lưới sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng áp lực dao gạt ở giữa khuôn thường nhỏ hơn áp lực dao gạt phía gần các cạnh khung của khuôn. Do đó, nếu khung quá gần so với hình ảnh cần in lưới sẽ bị vặn vẹo.
- Ở giữa khung in lụa áp lực dao gạt nhỏ lưới ít bị vặn vẹo.
- Ở hai cạnh khung in lụa áp lực dao gạt lớn lưới bị đè nén nên vặn vẹo nhiều hơn.
Điều gì xảy ra khi cạnh khung quá gần hình ảnh in: Đầu tiên là hình ảnh in bị vặn vẹo, sau đó áp lực lên dao gạt nhiều hơn khiến cho dao dễ bị hỏng hơn, đồng thời gây ra sự rung lắc trong quá trình in lụa đẫn đễn hiện tượng hình bị răng cưa trong quá trình in.
Còn một thực tế khác nữa là lưỡi dao gạt khi đó bị vặn vẹo nên khó quét sạch được phần mực dư thừa trên khuôn lưới.
Đương nhiên nếu khoảng cách khuôn in với bề mặt cần in càng được thu hẹp, ảnh hưởng này sẽ giảm đi theo tỉ lệ % kích thước hình ảnh/ kích thước khung tăng lên.

Để biết thêm thông tin kỹ thuật chi tiết về kỹ thuật in lụa đặc biệt là tìm hiểu thêm về cuốn sách: "Làm sao để trở thành người thợ in lưới vĩ đại" tác giả Steven Abbott là chuyên gia hàng đầu về in lưới, làm việc cho hãng Macdermid Autotype Limited, UK 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét